Sáng 11/4,êĐăngDoanhLànsóngtănggiáđèquánặnglêndoanhnghiệtỷ số verona Mạng cộng đồng nghề nghiệp Việt Nam Mylink phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức Tọa đàm CEO NETWORK số 1 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Chiến lược cạnh tranh cho SMEs Việt Nam”. Phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Đăng Doanh cho biết, AEC hướng tới mục tiêu chuyển đổi thành một thị trường riêng biệt và nền tảng sản xuất thống nhất. Đây là một khu vực kinh tế cạnh tranh cao và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. AEC: Nấc thang hội nhập có giới hạn và hiện thực Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, AEC mới chỉ vượt qua được mức Liên minh thuế quan và có một số yếu tố của thị trường chung; chứ chưa có chính sách kinh tế chung và chưa có các cơ quan liên quốc gia như Liên minh châu Âu (EU). Vì vậy, khái niệm “cộng đồng kinh tế” có thể tạo ra sự nhầm lẫn hay ảo tưởng như một liên minh kinh tế nhưng thực tế không phải. Trong quan hệ thương mại với các nước ASEAN, Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… dựa trên lao động giá rẻ. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự tương đồng với các nước trong AEC, lợi thế cạnh tranh không lớn; do đó xuất khẩu vào AEC không dễ dàng. Đối với yếu tố lao động khi gia nhập, AEC mới chỉ cho phép một số ngành nghề như kỹ sư, kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ, y tá, hộ lý, kiểm toán và du lịch được di chuyển tự do nhờ đã đạt được thỏa thuận công nhận bằng cấp tương đương nhau. Không những thế, khi AEC được thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà. Bởi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu là lao động giá rẻ, học nhanh, khéo tay nhưng kỹ năng thấp. Các ngành dệt may, da giày, điện tử (Samsung) có lợi thế cạnh tranh nhưng giá trị gia tăng trên sản phẩm thấp; chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp. Trong khi các ngành như ô tô, thép, cơ khí, mía đường, dịch vụ tài chính – ngân hàng… chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ mạnh hơn. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để cạnh tranh? Theo thống kê năm 2014, Việt Nam có 60% doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 20% trung bình và 20% lớn. Trong đó, chỉ có 36% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. “Đây là những con số hết sức khiêm tốn. Cộng đồng doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh, không chỉ đầu tư vào quan hệ, ăn chênh lệch giá mà phải có chiến lược lâu dài" – TS Lê Đăng Doanh nhận định. Theo ông Doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết thành các chuỗi như doanh nghiệp-nông dân-xuất-nhập khẩu trong nước và ngoài nước-ngân hàng-viện nghiên cứu. Cần biết mình, biết người, nghiên cứu thị trường, đối tác cạnh tranh và hợp tác theo tư duy “win-win” (đôi bên cùng có lợi). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào nguồn nhân lực; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về nhãn mác, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động để xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị. Ngoài ra, phải đầu tư vào công nghệ, tận dụng thương mại điện tử như một kênh kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn. Làn sóng tăng giá đè quá nặng lên doanh nghiệp TS Lê Đăng Doanh cho rằng, làn sóng tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua đã đè quá nặng lên doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 16/3/2015, Chính phủ chính thức nâng giá điện thêm 7,5%; tác động mạnh đến giá thành sản phẩm, cũng như các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Một số doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng, đồ đông lạnh… đã phải trả một cái giá quá lớn sau “cú sốc” tăng giá điện vừa qua. Cùng với giá điện, giá xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng và tăn phí môi trường cho xăng dầu lên 300%. Mới đây nhất, nhiều đường cao tốc cũng đồng loạt tăng phí để bù thu ngân sách. Biến động tỷ giá VNĐ/USD cũng gây bất lợi cho các doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Những cú sốc tăng giá này tác động mạnh đến lạm phát; đặc biệt làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập đang đến rất gần. Trong khi đó, bản thân doanh nghiệp cũng gặp khó khi người lao động đòi tăng lương do chi phí giá thành tăng, dẫn đến chi tiêu tăng. Song, tăng lương phải đồng nghĩa với tăng năng suất lao động. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp coi như “tự sát”. “Do vậy, doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” – TS Lê Đăng Doanh khẳng định.
Theo Trí thức trẻ Việt Nam Idol 2015: 'Hot boy kẹo kéo' được Thanh Bùi 'cứu' ngoạn mục |