Phát biểu tại buổi làm việc,ệpchâuÂumongmuốnnângchỉsốxếphạngđầutưvàoViệbảng xếp hạng giải qatar Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn chào mừng đoàn công tác Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN đã đến thăm và có cuộc làm việc quan trọng với Bộ Tài chính.
Thứ trưởng cho biết, đối với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực năm 2020 đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên. Đồng thời, EU cũng là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam (đứng thứ 6 đến hết năm 2023).
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Đức Minh |
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn mong muốn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) sớm được các nước thành viên EU phê chuẩn và đi vào thực thi. "Đây sẽ là cơ sở tốt cho việc mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại giữa hai bên, khẳng định hơn nữa vị thế và tiềm năng của các nhà đầu tư EU tại Việt Nam" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thông tin với đoàn EU-ABC, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, tình hình kinh tế vĩ mô năm 2023 của Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, hỗ trợ tích cực cho kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển.
Những tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Thu chi ngân sách nhà nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ Tài chính với Hội đồng kinh doanh ASEAN- châu Âu. Ảnh: Đức Minh |
“Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quản lý tài khóa, kiểm soát bội chi và nợ công, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng bên vững”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Cảm ơn và ghi nhận về những chia sẻ của Thứ trưởng Cao Anh Tuấn, ông Jens Rübbert - Chủ tịch EU-ABC, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg chúc mừng Việt Nam với những thành tựu kinh tế rất ấn tượng mà Việt Nam đạt được, cũng như những cam kết thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh, thương mại mạnh mẽ.
"Doanh nghiệp châu Âu là nhà đầu tư đứng thứ 6 ở Việt Nam. Trong những năm tới, chúng tôi hy vọng tăng vị trí xếp hạng này lên"- ông Jens Rübbert phát biểu.
Theo ông Jens Rübbert, kể từ ngày thành lập, EU-ABC đã có nhiều hoạt động trao đổi, hợp tác chặt chẽ với ASEAN và các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi EU-ABC tổ chức thành công 2 phái đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam vào năm 2019, 2023, thì đoàn công tác EU- ABC đến Việt Nam lần này là phái đoàn lớn nhất, với 100 đại biểu đến từ 40 tổ chức khác nhau. Điều này khẳng định môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp châu Âu.
Ông Jens Rübbert chúc mừng Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực tuyệt vời trong thúc đẩy phát triển bền vững, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn. Điều này thể hiện tầm nhìn chung, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn của Việt Nam ngày càng tăng đối với nhà đầu tư châu Âu.
Thay mặt các doanh nghiệp châu Âu, ông Jens Rübbert hy vọng, với sự cởi mở, cũng như chính sách kinh doanh mang tính bao trùm của Chính phủ Việt Nam hiện nay, thì chúng ta sẽ có thêm quan hệ đối tác kinh tế song phương, đồng thời hy vọng sẽ có thêm nguồn lực đầu tư của Châu Âu vào Việt Nam.
Chủ tịch EU-ABC, ông Jens Rübbert phát biểu. Ảnh: Đức Minh |
Ông Jens Rübbert khẳng định, EU-ABC và EuroCham Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Châu Âu.
Tại buổi làm việc, đại diện hơn 1.300 thành viên tại Việt Nam, ông Dominic - Chủ tịch Eurocham bày tỏ mong muốn tiếp tục thảo luận thường xuyên với Bộ Tài chính, nhất là liên quan đến vấn đề thuế.
Chủ tịch Eurocham cho biết, dựa trên chỉ số niềm tin doanh nghiệp châu Âu đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thì thấy rằng, Việt Nam là môi trường hấp dẫn được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm. Chủ tịch Eurocham khuyến nghị Việt Nam cần thêm nữa những nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh.
Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị chức năng thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính đã giải đáp những câu hỏi từ phía các doanh nghiệp châu Âu theo 5 nhóm vấn đề, gồm: Chính sách quản lý thuế; quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm; lĩnh vực hải quan; Tuyên bố quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và phát triển bền vững; áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).