【keo qua bong da】'Độc nhất' miền Tây: Ốc 'hít' khói bếp 2 tháng, vỗ béo bằng trứng sữa
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 15:01:24 评论数:
Thông thường,ĐộcnhấtmiềnTâyỐchítkhóibếpthángvỗbéobằngtrứngsữkeo qua bong da khi sơ chế ốc bươu, ốc lác cách đơn giản nhất là ngâm ốc với ớt hoặc nước vo gạo cho ốc nhả sạch bùn, nhớt rồi mới chế biến thành các món hấp, luộc, kho, xào. Tuy nhiên, ở miền Tây lại có cách sơ chế ốc "lạ lắm" có tên gọi là ốc gác bếp.
Sở dĩ kêu tên ốc gác bếp vì trước khi ăn con ốc, mọi người sơ chế bằng cách treo giàn bếp hong khô trong nhiều ngày rồi mới nấu nướng theo sở thích.
Bà Dương Thị Ở (73 tuổi, ngụ ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ) cho biết, không biết món ốc gác bếp có tự bao giờ, thời của bà cũng chưa ai chế biến, mãi đến 7-8 năm trước, người con trai út của bà chỉ dẫn bà Ở mới biết được cách sơ chế ốc lạ lẫm trên.
"Con tôi đi nhiều nơi và mang món ốc này về nhà cho mọi người ăn thử. Thấy cách làm cũng dễ nên mỗi khi con muốn ăn thường dặn trước để tôi đặt mua ốc rồi gác bếp, làm món này chỉ tốn công đợi chứ nhẹ vốn lắm", bà Ở chia sẻ.
Theo đó, cả ốc bươu và ốc lác đều làm được món ốc gác bếp nhưng thịt ốc lác giòn, không mềm như ốc bươu nên khi gác bếp sẽ ngon hơp. Ốc đem về phân loại và rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giỏ treo trên giàn bếp, đợi từ một tuần trở lên mới ăn được.
"Con ốc treo trên giàn bếp sống dai lắm, để vài tuần thậm chí đến 2 hoặc 3 tháng chúng vẫn sống khỏe re trong giỏ.
Món này chỉ làm được ở những nhà còn nấu ăn bằng bếp củi, dùng khói và hơi nóng hong khô ốc để tránh ruồi nhặng bâu vào, con ốc mới tươi. Thời gian bị treo trên bếp chúng chỉ ngủ thôi chứ không chết đói", bà Ở tiết lộ.
Giai đoạn chế biến sau mới thực sự thú vị, ốc gác bếp khi đủ ngày đủ tháng rồi đem xuống cho chúng "tắm" trong hỗn hợp pha giữa sữa tươi và trứng gà. Con ốc nhịn đói lâu ngày đánh hơi được nước nên "cục cựa", há miệng, quơ râu ra uống nước.
Đợi con ốc uống no khoảng 20 phút rồi vớt ra rửa sạch với nước lạnh rồi chế biến thành món ăn nhưng dễ làm và khoái khẩu nhất của người miền Tây sông nước vẫn là món ốc hấp sả chấm cơm mẻ.
"Con ốc hít khói bếp lâu ngày đã nhả sạch nhớt và bùn đất, chẳng những nó không bị ốm đi mà còn mập mạp, to tròn thêm. Khi cho ốc uống sữa tươi trộn trứng gà càng làm thịt ốc thơm, ngọt, mất hẳn vị tanh. Lể con ốc ra mới thấy thịt trắng phau, hấp dẫn lắm", bà Ở vừa hấp mẻ ốc đặc sản vừa tóm tém khen.
Cũng theo bà Ở, nhiều năm nay ốc gác bếp trở thành món ăn truyền thống mỗi khi gia đình có dịp sum họp hoặc đãi khách. Trước ngày con cái về khoảng vài tuần bà sẽ đi lựa những con ốc mập mạp, no nưỡng rồi treo lên trái bếp đợi khi con về làm tiệc thết đãi.
Từ món ăn cho "con nhà nghèo", ốc gác bếp thăng hạng thành đặc sản được nhà hàng, quán ăn lớn săn lùng thậm chí có cả sản phẩm ốc gác bếp OCOP. Nếu ốc lác, ốc bươu bình thường chỉ có giá từ 20.000 đến hơn 60.000 đồng/kg thì ốc gác bếp có giá từ 250.000 đến hơn 300.000 đồng/kg nhưng vẫn khó mua được.
(Theo Dân Trí)