Bài viết trên đã nêu ra 4 vấn đề: Thứ nhất,áoPhápTriềuTiêntấncônghạtnhânHànQuốclàampquottựsátchếđộket qua aston số lượng bom hạt nhân mà Triều Tiên hiện có là từ 10-15 trái bom cỡ nhỏ và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên gấp 5 lần từ nay đến 2020.
Vấn đề thứ hai là khả năng chế tạo thành công tên lửa đạn đạo có mang đầu đạn hạt nhân. Về điều này, chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng Bình Nhưỡng đã được coi là thành công khi đưa được lên quỹ đạo một vệ tinh nhờ tên lửa đầy, đưa quốc gia này gia nhập "câu lạc bộ" rất ít các cường quốc không gian.
Vấn đề thứ ba mà Le Figaro quan ngại là khả năng Triều Tiên "bán vũ khí nguyên tử cho các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, khả năng ít có thể xảy ra, vì nếu có một sự hợp tác như vậy, Bình Nhưỡng sẽ bị Mỹ trả đũa mạnh mẽ. Câu hỏi mà Le Figaro đặt ra là tại sao chế độ Triều Tiên lại phải giương oai giễu võ như vậy?
Tiếp theo đó, bài viết nhận định rằng khả năng Hàn Quốc bị Triều Tiên tấn công bằng hạt nhân là gần như bằng 0 vì nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một "sự tự sát của chế độ" khi mà Mỹ sẽ giáng đòn hủy diệt lên Triều Tiên.
Trên thực tế, bom hạt nhân là một thứ "vũ khí chính trị" mà Bình Nhưỡng sử dụng để "duy trì sự sống còn về mặt quốc tế". Những thành công về vũ khí hạt nhân được Bình Nhưỡng sử dụng để kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng và khiêu khích Mỹ.
Theo Wang Junsheng, chuyên gia Viện nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Thượng Hải, chiến lược của Triều Tiên lôi kéo Mỹ trở lại đàm phán đã thất bại do thái độ kiên quyết của Washington - chỉ chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng trong khuôn khổ đàm phán 6 bên chừng nào Triều Tiên không nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân.
Chính vì thế, Triều Tiên vẫn sẽ còn diễn lại "những màn khiêu khích" mới trên Bán đảo Triều Tiên.