88Point88Point

【bangr xeeps hang ngoai hang anh】Giải pháp thúc đẩy hoạt động đo lường đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Những kết quả đạt được

Đo lường là ngành khoa học quan trọng trong các ngành khoa học,ảiphápthúcđẩyhoạtđộngđolườngđồngbộhiệnđạiđápứngyêucầuhộinhậbangr xeeps hang ngoai hang anh đặc biệt là khoa học kỹ thuật. Vai trò của đo lường gắn liền với câu nói nổi tiếng của Joseph Whitworth*: “Bạn chỉ có thể sản xuất tốt những gì bạn có thể đo lường".

Tại Việt Nam, hoạt động quản lý đo lường thời gian qua đã có sự thay đổi về mặt nhận thức trong hoạt động quản lý, vừa tập trung đảm bảo tính pháp lý trong khuôn khổ của đo lường pháp định, vừa tập trung vào đo lường khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Các hoạt động đo lường đã có sự chuyển biến cụ thể trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ như: triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại các tổ chức/doanh nghiệp; thực hiện chương trình so sánh liên phòng về đo lường; thúc đẩy hoạt động sản xuất chất chuẩn trong đo lường tại nhiều địa phương trên cả nước.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp triển khai theo Chương trình đảm bảo đo lường được hướng dẫn tại Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 của Bộ KH&CN ban hành “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp” đã được chú trọng, đẩy mạnh và bước đầu đã có kết quả. Nhờ sự triển khai tích cực của các đơn vị kỹ thuật thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) trong công tác tư vấn, đào tạo, chương trình đã được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng và đánh giá cao, đặc biệt đến nay đã có trên 20 doanh nghiệp công bố thực hiện chương trình này tại các tỉnh/thành phố: Thái Nguyên, Bình Định, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế.

Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996). Mục tiêu chung của Đề án là phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động của doanh nghiệp...

Trong thời gian qua, các bộ/ngành, địa phương đã tích cực triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 996 và đã đạt được các kết quả cụ thể: i) đổi mới chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí trong thực hiện thủ tục nhập khẩu của doanh nghiệp; ii) Tổng cục TĐC đã tích cực triển khai xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" nhằm duy trì và phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường; iii) xây dựng và hình thành mạng lưới thực hiện dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm 564 tổ chức đăng ký, 385 tổ chức được chỉ định với khoảng 4.800 kiểm định viên đang hoạt động được chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường, khoảng 7.300 chuẩn đo lường được đầu tư, trang bị để phục vụ việc kiểm định phương tiện đo, nhằm cung cấp các dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng nhu cầu đảm bảo độ chính xác về đo lường của 40 triệu phương tiện đo đang được sử dụng; iv) Tổng cục TĐC đã tổ chức 227 khóa đào tạo nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cho 420 doanh nghiệp với 1.324 học viên; tổ chức 25 khóa bồi dưỡng chuyên môn nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật đo lường cho 311 học viên thuộc 63 doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho cán bộ làm công tác đo lường của doanh nghiệp.

赞(157)
未经允许不得转载:>88Point » 【bangr xeeps hang ngoai hang anh】Giải pháp thúc đẩy hoạt động đo lường đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập