【xem bóng trực tiếp kèo nhà cái】Nguồn lực dự trữ quốc gia được sử dụng hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Những năm qua, ngành Dự trữ Nhà nước luôn là công cụ tài chính hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành, phát triển bền vững của đất nước; không chỉ đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống, khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng an ninh mà còn góp phần tích cực thực hiện bảo đảm an sinh xã hội...Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Dự trữ Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về hoạt động và những nhiệm vụ ngành Dự trữ Nhà nước cần thực hiện trong thời gian tới.
PV: Thưa Bộ trưởng, trong nhiều năm qua ngành Dự trữ Nhà nước (DTNN) luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ “tích cốc phòng cơ” mà Đảng và Nhà nước giao cho. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của ngành DTNN trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, ngành DTNN luôn khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống KT-XH, đóng góp tích cực vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng và xây dựng đất nước.
Ngành DTNN luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “tích cốc phòng cơ” mà Đảng và Nhà nước giao cho. Ngành đã luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngành DTNN đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện lương thực, vật tư, thiết bị, phương tiện... cho chiến trường miền Nam, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa bình lập lại, ngành DTNN cũng đã có nhiều đóng góp lớn trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, phát triển đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác dự trữ được sắp xếp, đổi mới, bảo đảm hoạt động dự trữ quốc gia vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lực lượng dự trữ quốc gia tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, không chỉ bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia mà còn là công cụ tài chính của Chính phủ trong điều hành phát triển đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống DTNN đã có những bước chuyển tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, năng động trong thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Tổng cục DTNN đã nỗ lực tham mưu giúp Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia (DTQG), trong đó phải kể đến việc xây dựng và hoàn thiện thể chế. Từ cơ sở pháp lý ban đầu là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay ngành DTNN đã có Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm hướng dẫn và thể chế hóa Luật Dự trữ quốc gia tạo ra hành lang pháp lý giúp cho công tác quản lý Dự trữ quốc gia ngày càng hiệu lực, hiệu quả.
Ngoài ra, Tổng cục DTNN xây dựng, trình cấp có thẩm quyền 2 đề án quan trọng mang tính chiến lược. Đó là: Đề án Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030; Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN...
Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN đã tham mưu xây dựng kế hoạch DTQG 5 năm, hằng năm và kịp thời trình cấp có thẩm quyền bổ sung vốn mua bù hàng DTQG đã xuất cấp, quy mô và mức DTQG được nâng lên. Danh mục, cơ cấu mặt hàng DTQG từng bước được điều chỉnh phù hợp. Hàng DTQG được bố trí đều khắp trên 8 vùng kinh tế trong cả nước nên công tác cứu trợ, hỗ trợ của ngành luôn sẵn sàng, chủ động đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách do thiên tai, dịch bệnh,… gây ra.
Hệ thống kho DTNN được xây dựng, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý hàng DTQG. Những năm gần đây, hệ thống kho DTQG được đầu tư tập trung phù hợp với quy hoạch; công nghệ bảo quản mới, cơ giới hóa hoạt động nhập, xuất; có hệ thống camera giám sát từ xa; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hàng DTQG, đảm bảo quản lý chặt chẽ, an toàn, phục vụ kịp thời theo yêu cầu quản lý.
PV: Những năm gần đây, bên cạnh tình hình thiên tai khó lường, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là thời điểm cho thấy những dấu ấn của công tác xuất cấp hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương và người dân. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về công tác này trong thời gian qua?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, đặc biệt là dịch Covid hết sức phức tạp trên toàn thế giới đã tác động nặng nề đến hoạt động kinh tế và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngành DTNN đã cho thấy được vai trò quan trọng của mình khi tham mưu cho Chính phủ kịp thời xuất cấp vật tư, thiết bị, lương thực, hóa chất khử trùng, khử khuẩn,… để ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ công tác an sinh xã hội.
Hàng năm, ngành DTNN đã xuất cấp hàng chục vạn tấn lương thực, hàng ngàn nhà bạt, phao cứu sinh, hàng triệu liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi, hàng chục tấn giống cây trồng các loại, hàng trăm ngàn lít thuốc sát trùng và phương tiện tiêu tẩy khử trùng… để khắc phục hậu quả thiên tai và dập dịch. Ngành DTNN còn thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao như: xuất gạo hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án trồng rừng, hỗ trợ các địa phương dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt, góp phần thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Mỗi nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ đều đặt ra yêu cầu phải ứng cứu kịp thời trong điều kiện đột xuất, cấp bách… Song, tập thể cán bộ, công chức của ngành DTNN luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh để đưa hàng cứu trợ đến tận tay người dân lúc cần.
Điển hình năm 2020, trong cùng một thời điểm mà người dân ở nhiều địa phương phải đối mặt với các khó khăn vừa dịch Covid-19 vừa lũ lụt nặng nề, bão chồng bão, lũ chồng lũ… Giữa những khó khăn đan xen, thách thức lớn đặt ra, trong khoảng thời gian này, Tổng cục DTNN đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, nêu cao tinh thần tận tình phục vụ, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đó, năm 2020, Tổng cục DTNN đã xuất cấp trên 132.000 tấn gạo, giá trị gần 1.400 tỷ đồng; xuất cấp vật tư, thiết bị cho bộ, ngành, địa phương để phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn với tổng trị giá trên 200 tỷ đồng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, Tổng cục DTNN đã xuất các mặt hàng với tổng trị giá khoảng 650 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân của các địa phương.
Hàng Dự trữ quốc gia (DTQG) đã xuất cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; vận chuyển kịp thời đến các địa phương. Nguồn lực DTQG được sử dụng, phát huy có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tạo được sự tin tưởng và đánh giá cao của nhân dân.
PV: Trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, Tổng cục DTNN cần có những giải pháp gì để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Tình hình kinh tế, chính trị của thế giới có nhiều phức tạp, hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, diễn biến bất thường và ngày càng gay gắt, tình hình dịch Covid-19 vẫn còn khó lường. Trong bối cảnh đó đặt ra yêu cầu ngành DTNN phải tập trung đánh giá tình hình và dự báo, tham mưu cho Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính để chuẩn bị lực lượng DTQG đủ mạnh và xây dựng các kịch bản ứng phó khi có tình huống đột xuất cấp bách xảy ra. Quản lý hiệu quả hàng DTQG, xuất cấp kịp thời đúng mục tiêu, đúng đối tượng, chất lượng tốt.
Phát huy những kết quả đạt được, Tổng cục DTNN cần tiếp tục tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách DTQG, trong đó trọng tâm là xây dựng Chiến lược DTQG giai đoạn 2020 - 2030; Xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống mạng lưới kho DTQG giai đoạn 2021 - 2030 hiện đại, tiên tiến thích ứng tình hình hiện tại và tương lai; đồng thời đảm bảo kho DTQG được xây dựng hiện đại, tiện ích, bền vững, lâu dài; hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật để phục vụ cho công tác quản lý hàng DTQG.
Phối hợp các bộ ngành rà soát, hoàn thiện danh mục hàng dự trữ quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đáp ứng yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng DTQG thông qua thanh tra, kiểm tra hàng hóa ngay từ khi nhập kho, trong quá trình bảo quản và xuất kho. Chủ động dự trữ hàng hóa đảm bảo cung cấp kịp thời, đáp ứng tình hình và nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt trong điều kiện đại dịch Covid-19 và thiên tai, dịch bệnh như hiện nay.
Tổng cục DTNN cần chú trọng công tác tổ chức cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTNN chuyên sâu, chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy DTNN tinh gọn, hiệu quả đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...
Năm 2021 là năm kỷ niệm 65 năm thành lập ngành DTNN, tôi tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống DTNN, nhất định ngành DTNN sẽ hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
"Hàng Dự trữ quốc gia (DTQG) đã xuất cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; vận chuyển kịp thời đến các địa phương. Nguồn lực DTQG được sử dụng, phát huy có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tạo được sự tin tưởng và đánh giá cao của nhân dân". Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
-
Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnhĐón lộc đầu năm cùng Honda SH125iBMW mang gì đến Vietnam Motor Show 2012?Cách xử lý tình trạng kính xe ô tô bị mờ hơi nướcNhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầuTrường tiểu học đầu tiên tại khu tái định cư dự án sân bay Long ThànhNhững hư hỏng thường gặp ở ô tô chạy bằng động cơ dầu'Tremplin pour le Vietnam', bệ phóng tới Việt Nam của sinh viên PhápXe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1AHiệu quả từ việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia tại Gia Lai
下一篇:‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·10 mẫu ô tô 'ế' nhất Việt Nam tháng 12/2017
- ·Mua xe ô tô cũ
- ·Cơ hội học tập, trải nghiệm công nghệ robot cho hàng triệu học sinh phổ thông
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Mẫu Mini Cooper S đời 2014 mới
- ·Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Lỡ đâm móp đuôi Mazda 6, bác tài để lại giấy nhắn dễ thương
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Dịch vụ làm đẹp xe máy đông nghẹt khách dịp giáp Tết
- ·Top 5 xe máy ‘nồi đồng cối đá’ nên mua trong năm 2018
- ·Hợp tác giáo dục: Điểm nhấn trong mối quan hệ Việt Nam
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Kiến nghị kiểm tra, thanh tra việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa
- ·Nghệ An: Khẩn trương ổn định việc dạy và học sau trận mưa lũ lịch sử
- ·5 điều cần biết khi thay dầu cho ô tô
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Đà Nẵng: Xuất hiện văn bản giả mạo cho học sinh nghỉ học ngày 8/11
- ·8 quy định chuẩn về tư thế ngồi của lái xe
- ·Giám sát hoạt động đưa sinh viên, học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·15 hãng xe tham gia Triển lãm ô tô Việt Nam lần thứ 9
- ·Ô tô cũ tăng giá dịp Tết Nguyên đán
- ·Mercedes E300 Avantgarde xuất hiện tại VN
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·10 biển số xe ô tô độc lạ, đắt nhất thế giới
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Dây điện bọc đậu tương: Nguyên nhân thu hút chuột cắn phá xe
- ·Thị trường ô tô 2013: Sẽ tăng trưởng không cao
- ·Địa phương công khai các khoản thu, mức thu để kiểm soát lạm thu
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Xe Honda: Bán đúng giá và được tặng thêm tiền
- ·Honda Lead lộ 5 điểm yếu người dùng cần biết để tránh
- ·Xe độ Exciter 150 cực khủng tại TP.HCM
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Sản lượng ô tô cả năm 2012 quay về mức năm 2007