【kết quả cúp châu âu】Doanh nghiệp da giày: Cơ bản bỏ được gánh nặng hàng tồn
Điều đáng chú ý là trong khi nhiều ngành hàng còn đang phải “oằn vai” gánh nặng hàng tồn kho thì từ tháng 10,ệpdagiàyCơbảnbỏđượcgánhnặnghàngtồkết quả cúp châu âu các DN da giày đã cơ bản giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, trong năm 2012 thặng dư thương mại của ngành da giày cũng đạt ở mức cao trên 50% do các DN chủ động được trên 45% vật tư nội địa. Dự kiến XK năm 2012 của ngành túi xách ước đạt khoảng 1,5- 1,7 tỉ USD và 7 tỉ USD đối với giày dép, ông Thuấn cho biết.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, so với cùng kì năm 2011, trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch XK của ngành da giày sang một số thị trường cũng đạt được những kết quả khá ấn tượng. Kim ngạch XK sang thị trường EU đạt 1,87 tỉ USD, tăng 2,1%; Hoa Kỳ đạt 1,65 tỉ USD, tăng 19,2%; Nhật đạt 245 triệu USD, tăng 33,5%, Trung Quốc đạt 219 triệu USD, tăng 28,1%...
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN XK da giày tại TP.HCM, mặc dù mục tiêu kim ngạch XK mà ngành da giày đặt ra cho cả năm 2012 là có thể đạt được nhưng trên thực tế các DN da giày vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn.
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Công ty giày Gia Định, so với cùng kì năm 2011, lượng đơn hàng của nhiều DN trong ngành đã sụt giảm khoảng 25-30% do ảnh hưởng suy giảm kinh tế của các thị trường NK chính, đặc biệt là thị trường EU. Khó khăn về đơn hàng khiến cho không ít các DN da giày, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất và tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí mới có thể tiếp tục tồn tại.
Ngoài ra, mặc dù số DN FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) trong ngành da giày chỉ đếm trên đầu ngón tay và đây cũng là số ít các DN được coi là còn làm ăn tốt nhưng do vòng quay của đơn hàng da giày chậm, từ thiết kế mua nguyên liệu, sản xuất, bán hàng phải kéo dài từ 2-3 tháng trong khi các DN khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và phải chịu lãi suất cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận và sức cạnh tranh của các DN.
Đây cũng là một điểm yếu của các DN trong nước trong lợi thế so sánh với các DN FDI và cũng là lí do khiến các DN FDI luôn giữ vai trò chủ chốt trong thành tích XK của ngành da giày. Theo phân tích của ông Nguyễn Đức Thuấn, phía sau các DN FDI là các tập đoàn thế giới, các công ty mẹ khổng lồ với các trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm, nhờ đó sản phẩm của họ có thể “ăn’’ sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, DN Việt Nam vẫn chưa làm tốt được điều này. Hơn nữa, DN FDI lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế trong khi DN nội lại không thể tiếp cận được vốn ngân hàng hoặc phải chịu mức lãi suất quá cao…
Trước những chuyển biến không mấy khả quan từ thị trường EU-thị trường XK lớn nhất của ngành da giày cùng với việc các chi phí đầu vào đang tăng chóng mặt, phần lớn các DN da giày tại TP.HCM đều bày tỏ sự lo ngại cho hoạt động XK da giày trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Chí Trung, thị trường của ngành da giày không khả quan và giải pháp chủ yếu được các DN da giày lựa chọn trong tình hình hiện nay là điều chỉnh sản xuất, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm thậm chí chấp nhận hoà vốn đối với những đơn hàng nhỏ lẻ để giữ chân khách hàng, ổn định được đơn hàng.
Ngoài ra, để giảm bớt những khó khăn về thị trường, nhiều DN da giày cũng đã chuyển hướng XK sang một số thị trường châu Á, Nam Mỹ…, thậm chí có một số DN đã mở rộng đầu tư tại một số nước lân cận để tranh thủ nguồn chi phí rẻ. Tuy nhiên, do ở các thị trường mới cũng có những rủi ro nhất định nên các DN cũng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò, đại diện một DN cho biết.
Nguyễn Huế
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/76a792114.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。