Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế,ỗiniềmTâyNguyênquatranhsơnmàicủahọasĩXuâbóng đá kết quả cúp c3 chị lên Pleiku công tác từ năm 1985. Qua năm tháng, chị gắn bó, nâng niu và trân quý vùng đất, con người Tây Nguyên, từ cuộc sống bình dị đến văn hóa, tín ngưỡng, hồn cốt... Hồ Thị Xuân Thu đã có 4 triển lãm cá nhân sơn mài, chứng tỏ sức làm việc bền bỉ. Giới chuyên môn nhận định chất liệu sơn mài đòi hỏi sự kỳ công và nặng nhọc. Thể loại này đòi hỏi tiêu chuẩn cao, nếu không đủ lực về sức khỏe và tinh thần sáng tạo sẽ rất khó vẽ. Trong triển lãm mới nhất, Xuân Thu đặt tên là Nghe kể chuyện làng mình. Họa sĩ cho rằng gần 10 năm sinh sống ở vùng đất mới, với vô vàn chuyến đi vô làng và các ký họa, ghi chép, chị đã thực sự đủ "chín" để sáng tác về Tây Nguyên như một người bản địa. Với Xuân Thu, người Tây Nguyên có sự tự do, mộc mạc, mạnh mẽ trong tự thân của họ. Đây cũng là giá trị tinh thần thực sự của vùng đất. "Series được tôi thực hiện trong vòng 20 năm. Việc vẽ tranh sơn mài khó khăn vì phụ thuộc vào thời tiết, cả những nỗi lo công việc, gia đình. Sau Covid-19, tôi quyết định tập trung cho công việc sáng tác, các tác phẩm vì thế ra đời trọn vẹn", chị nói với VietNamNet. Họa sĩ kể chị từng thử vẽ sang các mảng đề tài vùng đất khác. Thế nhưng khi hoàn thiện tranh lại hiển hiện rõ nét Tây Nguyên. Do nghĩ mình có duyên nợ với vùng đất này nên chị tiếp tục thể hiện tình yêu qua từng nét cọ. Chị vẽ nhiều khoảnh khắc bình dị, xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, như nét đẹp của những tấm áo người dân tộc phơi để chờ đón ngày hội về (bức Chờ tháng Ba về); cái đẹp của bếp than nồng (bức Bếp nồng); cái đẹp của những con người bình dị nằm bên nhau trong mái nhà sàn nghe sử thi (bức Nằm nghe kể Khan)… Màu sắc trong tranh Xuân Thu không có sự sắp đặt, chị vẽ ngẫu hứng, cảm nhận thế nào thì vẽ thế đó. Họa sĩ không quan trọng chuyện màu sắc, bố cục theo những tiêu chuẩn truyền thống của tranh sơn mài. Chị quan niệm vẽ miễn sao thấy thuận mắt, chạm vào trái tim và cũng mong người thưởng lãm cảm nhận được những điều này. “Khi một bức tranh có sự tương đồng về mặt cảm xúc thì sẽ dễ dàng nhận ra sự giao thoa, hòa quyện. Ngay lúc ấy, tôi nghĩ tranh đã có cái hồn của nó. Và tôi cảm nhận ở mỗi bức tranh có âm thanh rì rào, các giai điệu trầm bổng xa xa cũng đang hỏi thăm nhau. Đó là các câu chuyện giữa người với người Tây Nguyên, là chuyện làng mình”, chị chia sẻ. Ảnh: NVCC, Huỳnh Quyên Chi gần 1 tỷ đồng để tìm tác phẩm đẹp về di sản văn hóa Việt Nam qua hội họaBan tổ chức cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 - năm 2025 sẽ trao 30 giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. |