【nhận định báo bóng đá hôm nay】Việt Nam là 'ngọn hải đăng' trong trao quyền cho giới trẻ về công nghệ
Sáng 15/9,ệtNamlàngọnhảiđăngtrongtraoquyềnchogiớitrẻvềcôngnghệnhận định báo bóng đá hôm nay Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu bước vào phiên thảo luận chuyên đề đầu tiên với chủ đề “chuyển đổi số”.
Trong phát biểu trước phiên thảo luận, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Martin Chungong đánh giá Việt Nam là đất nước đã có những bước tiến đáng kể hướng tới sự bền vững và tiến bộ công nghệ.
"Việt Nam đóng vai trò là ngọn hải đăng trong việc trao quyền cho giới trẻ về công nghệ", ông vui mừng trước những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam để kết hợp công nghệ và trao quyền cho người trẻ. Qua những nỗ lực như vậy, Việt Nam trở thành nước tiên phong trong lĩnh vực này.
Trên bình diện quốc tế, IPU đã tạo điều kiện cho sự hợp tác xuyên biên giới, giúp các bên liên quan chia sẻ những kinh nghiệm và tạo dựng mối quan hệ đối tác mới. IPU đã cung cấp nền tảng và công cụ kỹ thuật để hỗ trợ các nghị viện triển khai thực hiện mục tiêu đề ra.
Trong những năm gần đây, IPU đã chính thức hóa niềm tin vào sức mạnh của công nghệ trong việc thúc đẩy SDGs, cụ thể là thông qua Chiến lược mới cho giai đoạn 2022-2026. Các thành viên của IPU tập trung vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi kỹ thuật số làm trọng tâm trong thực hiện chiến lược chuyển đổi số.
Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Lưu Bá Mạc của đoàn Việt Nam phân tích, mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Chuyển đổi số giúp thay đổi cách vận hành nền kinh tế, tăng mạnh năng suất lao động, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế; giúp cơ quan nhà nước hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.
ĐB Việt Nam nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở các quốc gia với mức độ khác nhau cho thấy, yếu tố nền tảng quan trọng nhất là phải hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó cần đảm bảo tính bao trùm và phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ĐB Việt Nam nhấn mạnh, cần xác định việc xây dựng và thúc đẩy phát triển nền tảng số quốc gia là giải pháp có tính đột phá.
Ông cũng nêu về việc tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong hệ thống luật pháp quốc tế. Do tính chất xuyên biên giới của không gian mạng, việc đảm bảo chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một vấn đề mới, phức tạp. Do đó, việc triển khai đồng bộ giải pháp sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền số của các quốc gia. Việc đảm bảo chủ quyền trên không gian mạng cần có sự hợp tác và phối hợp của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhằm đem lại một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.
Nêu kinh nghiệm thực tế, Nghị sĩ Mexico, Chủ tịch Diễn đàn Nữ nghị sĩ (IPU) Cynthia Lopez Castro cho rằng, chuyển đổi số và những thách thức lớn thế giới đang phải đối mặt, hiện chưa có cách tiếp cận phổ quát internet trên toàn cầu.
Bà Cynthia Lopez Castro cho biết, tại Mexico có đạo luật Olympia được bắt nguồn từ việc phát tán đoạn video có nội dung tình dục nhưng không được sự cho phép - đây là hành vi bạo lực trên mạng nhưng không được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy, Mexcio đã thành công trong việc đưa vào Hiến pháp và coi đây là hành vi phạm tội hình sự, vi phạm quyền riêng tư cá nhân. Điều luật này cũng được nhân rộng ở nhiều bang Mexico và một số quốc gia.
Còn bà Yetunde Bakare, Giám đốc YIAGA Africa dẫn số liệu năm 2023 có 5,4 tỷ người trên thế giới, tương đương 67% dân số toàn cầu đang sử dụng Internet, đây là số liệu tăng hơn 50% so với năm 2018. Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu vùng xa với cơ sở hạ tầng hạn chế đã không có khả năng tiếp cận Internet nhiều. Bà Yetunde Bakare khẳng định. có sự khác biệt trong việc tiếp cận Internet giữa các tầng lớp xã hội khác nhau.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để thu hẹp khoảng cách phát triển số, năng lực số trong bối cảnh chuyển đổi số. Các nghị viện có thể thúc đẩy đầu tư cho kỹ năng số của thế hệ trẻ và các thế hệ lớn tuổi hơn nhằm đảm bảo tính bao trùm.
Bà Yetunde Bakare cho rằng, với công nghệ số, các nghị sĩ trẻ có thể mở rộng hiểu biết, nâng cao ý thức của người dân, đồng thời khuyến khích người dân tham gia vào tiến trình lập pháp. Khi đó, công việc của các nghị sĩ sẽ thực chất hơn, góp phần nâng cao tính minh bạch giải trình của các nghị sĩ.
Đại diện đoàn nghị sĩ Serbia cho biết, Quốc hội Serbia rất quan tâm tới chủ đề này. Năm 2021- 2022, Quốc hội Serbia đã tổ chức phiên họp với người dân về vai trò của số hoá, trong đó người dân đã chia sẻ và thảo luận về ảnh hưởng của chuyển đổi số. Chuyển đổi số của Serbia đã đạt được rất nhiều thành tựu.
Nghị sĩ Serbia nhấn mạnh, việc chuyển đổi từ môi trường vật lý sang môi trường số cũng rất cần thiết đối với các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai và chuẩn bị cho chuyển đổi số. Việc sử dụng máy tính cũng là một phần nỗ lực trong thúc đẩy trí tuệ nhân tạo. Do đó, Serbia mong muốn thúc đẩy số hoá trong cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Đại biểu đến từ Quốc hội Trung Quốc cho biết, kỹ năng số là động lực thúc đẩy quan trọng, Trung Quốc có nhiều nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn với số lượng lớn người đang dùng mạng xã hội ở Trung Quốc.
Để thúc đẩy phát triển bền vững, việc thực hiện chuyển đổi số là rất quan trọng. Trung Quốc đã chú trọng thúc đẩy nền kinh tế số, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng không gian mạng cho người trẻ. Trung Quốc cũng xác định cần tận dụng tối đa thế mạnh, cơ hội từ công nghệ số như việc mua bán trực tuyến, thanh toán online.
Nền kinh tế số của Trung Quốc được đánh giá cao trên thế giới. Người trẻ đang đóng vai trò rất tích cực trong phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, cần có bộ công cụ để thu hẹp khoảng cách số giữa các thành viên trong xã hội, đó là nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững.
Lương Bằng và nhóm PV, BTV(责任编辑:World Cup)
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Những người mẹ đặc biệt
- ·Cựu chiến binh Chơn Thành đóng góp “Quỹ đồng đội” 5,2 tỷ đồng
- ·Ðộng lực để khởi nghiệp
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Việt Nam chính thức xuất khẩu Kit thử virus SARS
- ·Bộ Y tế khuyến cáo về phòng chống dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc
- ·Lớp dạy và học chữ Hoa, chữ Khmer hè đạt chất lượng
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Hiệu quả kép lộ nông thôn
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Minh Thắng đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM
- ·Việt Nam calls for full adherence to UNCLOS legal standards, obligations
- ·Báo Cà Mau vận động trao học bổng cho học sinh khó khăn vùng sâu
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Gỡ khó cho ngành giáo dục
- ·Khám mắt miễn phí cho học sinh tiểu học
- ·Thống Nhất quyên góp trên 108 triệu đồng ủng hộ Quỹ vì người nghèo
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Phát động Tuần lễ cao điểm tiêm phòng vắc