【slna vs tp hcm】Đột phá phát triển từ các khu công nghiệp
Với lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ phía bắc của tỉnh,Độtphápháttriểntừcáckhucôngnghiệslna vs tp hcm huyện Bàu Bàng có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng về phát triển công nghiệp với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị phía bắc của tỉnh.
Khu công nghiệp - đô thị Bàu Bàng đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh - xã hội của địa phương
Hình thành nhiều khu công nghiệp
Từ một vùng đất thuần nông nằm ở phía bắc của tỉnh, sau gần 6 năm thành lập, Bàu Bàng đã vươn lên một cách mạnh mẽ, trở thành một địa phương có nền kinh tế công nghiệp phát triển. Dấu ấn nổi bật trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện những năm qua chính là chiến lược quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp, dựa trên nền tảng xây dựng và phát huy vai trò của các khu công nghiệp (KCN) tập trung.
Ngay từ khi thành lập, huyện Bàu Bàng đã quy hoạch các hạng mục quan trọng trên địa bàn nhằm tạo bước đột phá mới. Trong đó, dự án đầu tiên và quan trọng nhất là KCN Bàu Bàng, với tổng diện tích hơn 2.100 ha và được (mở rộng thêm gần 1.000 ha) được hình thành vào năm 2016. Ngoài ra, KCN Bàu Bàng còn có lợi thế từ vị trí giao thông thuận lợi như nằm trên tuyến quốc lộ 13, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam bộ và Tây nguyên. Với mục tiêu, phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn mạnh ở phía bắc của tỉnh, KCN Bàu Bàng hiện đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.
Theo lãnh đạo UBND huyện Bàu Bàng, thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ trong đầu tư và phát triển hạ tầng các KCN, đến nay huyện Bàu Bàng đã hình thành nhiều KCN với tổng diện tích quy hoạch hàng ngàn ha. Hiện nay, huyện Bàu Bàng có các KCN Bàu Bàng, Cây Trường, Lai Hưng, Tân Bình đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, là điểm nhấn để phát triển. Hoạt động của các KCN đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của huyện với giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 là 18 - 20%. Hoạt động của doanh nghiệp tại các KCN đóng góp đáng kể vào GRDP cho tỉnh, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm không chỉ tại địa phương mà còn thu hút lao động từ các tỉnh khác đến làm việc và sinh sống.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đồng bộ của huyện, Bàu Bàng đã và đang đẩy mạnh hoàn thiện mạng lưới hạ tầng xã hội với hàng loạt dự án đầu tư công về trường học, cơ sở y tế, các công trình hành chính trọng điểm… Gắn liền đólàhuy động nhiều nguồn lực để triển khai các dự án nhàởthương mại, nhàởcông nhân, đáp ứng tốt nhu cầu vềchổởổn định cho người lao động, phục vụtốt nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương.
Tiếp tục mở rộng
Có thể nói, Bàu Bàng đã quy hoạch, xây dựng các KCN có vị trí giao thông rất thuận lợi, tạo bước chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư vào công nghiệp trên địa bàn, tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế.
Với lợi thế về vị trí địa lý, trong thời gian qua, huyện đã thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn 1, KCN Tân Bình cơ bản đã lấp đầy nên không thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Hiện tại, KCN Tân Bình đang thực hiện thủ tục mở rộng qua 2 xã Hưng Hòa và Tân Hưng với diện tích hơn 1.000 ha để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và các vùng lân cận .
Với KCN Tân Bình mở rộng (giai đoạn 2), định hướng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tập trung ưu tiên vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường. Cùng với đó, KCN Tân Bình giai đoạn 2 được đầu tư theo hướng công nghiệp - đô thị - dịch vụ sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế và đồng bộ được hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết giữa phát triển KCN với quá trình đô thị hóa tại địa phương. Khi KCN Tân Bình giai đoạn 2 với quy mô hơn 1.000 ha được hình thành sẽ tăng diện tích đất công nghiệp của huyện lên hơn 3.300 ha, đẩy mạnh công tác quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị của huyện đúng với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị - phía bắc của tỉnh.
Việc đầu tư mở rộng KCN Tân Bình và phát triển nhiều khu công nghiệp khác vừa là định hướng chiến lược lâu dài, đem lại giá trị kinh tế cho địa phương vừa phù hợp với định hướng chuyển dịch các ngành sản xuất công nghiệp lên phía bắc của tỉnh, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tạo tiền đề để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng các KCN trên địa bàn sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo cơ sở hạ tầng kích thích sự phát triển của các ngành như thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị, giải quyết việc làm và cải thiện, nâng cao mức sống của người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bàu Bàng.
标签:
责任编辑:World Cup