Sản xuất và nhập khẩu hơn 247 tỷ kWh điện năm 2020 | |
EVN sắp nhập khẩu hàng trăm MW điện từ Lào | |
Giá điện nhập từ Trung Quốc,ếuđiệntrầmtrọngViệtNamtínhnhậpkhẩunhưthếnàkèo bong888 Lào đều rẻ hơn mua trong nước |
Ngành điện đang đối mặt rất nhiều khó khăn trong cung ứng điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhập khẩu 10.000MW điện từ Lào
Tại Dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã nêu rõ "bức tranh" khá toàn cảnh về tình hình nhập khẩu điện của Việt Nam, điển hình là nhập khẩu từ Lào.
Cụ thể, thực hiện chủ trương thúc đẩy việc hợp tác, trao đổi, mua bán điện giữa Lào và Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng Lượng và Mỏ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký kết văn bản ghi nhớ ngày 16/9/2016 về khả năng hợp tác trao đổi, mua bán điện giữa hai bên.
Tại cuộc họp này, hai bên thống nhất sơ bộ đến năm 2020, Lào có thể xuất khẩu 1.000MW cho Việt Nam; năm 2025 có thể xuất khẩu 3.000MW và đến năm 2030 có thể xuất khẩu 5.000MW.
Phía Lào thống nhất sẽ đầu tư đường trục 500kV và các đường dây 230kV trên đất Lào để phục vụ bán điện cho Việt Nam. Đầu mối bán điện từ Lào sang Việt Nam sẽ là Công ty Điện lực Quốc gia Lào (EDL), với vai trò mua gom điện từ các dự án tại Lào và bán cho Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Căn cứ theo tình hình triển khai hiện tại (tháng 10/2019), giai đoạn 2021-2025, quy mô nhập khẩu các dự án điện từ Lào được tổng hợp như sau: Tiếp tục mua điện từ các nhà máy Thủy điện Xekaman 1, 3 và Xekaman Xanxay (tổng 572MW) qua hợp đồng song phương hiện hữu.
Thu gom mua điện từ một số các nhà máy thủy điện khu vực Nam Lào, gồm: Nậm Kông 2 (66MW), Nậm Kông 3 (54MW), Nậm Kong 1 (160MW), Nậm Ngone 1 (45MW), Nậm Ngone 2 (35MW), Sekong 3A (129MW), Sekong 3B (146MW), Nậm Ang (41MW) về khu vực trạm 500kV Pleiku.
Mua điện từ các nhà máy Xekaman 4 (70MW), Houay La Ngoe (60MW), cụm thủy điện Xavanakhet (360MW), thủy điện Nậm Emeun (129MW) gom về khu vực trạm 500kV Thạch Mỹ.
Thu gom các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Lào gồm: Nậm Mô 1, Nậm Mô 2, Nậm San 3A, Nậm San 3B về khu vực thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), cụm thủy điện Nậm Sum 3, 3A, 1AB, Sầm Nưa về khu vực thủy điện Hủa Na (Thanh Hóa); thu gom cụm thủy điện Nậm Ou (5,6,7,4) và Nậm Leng về phía trạm 500kV Sơn La.
Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục mua điện các nhà máy thủy điện nằm trong biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Lào và các dự án thủy điện tiềm năng phát triển, tổng quy mô các dự án thủy điện của Lào có thể nhập khẩu về Việt Nam có thể lên tới gần 5.000MW.
Ngoài các dự án thủy điện, hiện một số nhà đầu tư các loại nguồn khác tại Lào cũng đang nghiên cứu bán điện cho Việt Nam như: Nhà máy nhiệt điện than Sekong (1.800MW) dự kiến đấu nối về trạm 500kV Quảng Trị, nhiệt điện Houaphan (600MW) về khu vực trạm 500kV Nho Quan; điện gió Moonsun (600MW, tỉnh SeKong) về khu vực trạm 500kV Thạch Mỹ...
Tổng công suất nguồn điện có khả năng nhập khẩu từ Lào có thể lên tới 10.000MW.
Mua điện Trung Quốc 9 tỷ kWh/năm
Ngoài Lào, Việt Nam còn tính toán nhập khẩu điện từ Campuchia. Tháng 10/2017, EVN đã đàm phán với Royal Group- chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Stung Treng (1.400MW) và thủy điện Sambor (2.600MW) tại Campuchia.
Theo thông tin chủ đầu tư cung cấp, trong trường hợp Việt Nam có nhu cầu, Royal Group có thể bán toàn bộ điện năng từ các dự án nhà máy thủy điện Stung Treng và nhà máy thủy điện Sambor về Việt Nam.
Hai nhà máy này dự kiến vào vận hành năm 2025-2026. Tuy nhiên đây là các nhà máy thủy điện nằm trên dòng chính Mê Kông, còn nhiều vấn đề tranh cãi về môi trường, sinh thái, tác động tới hạ du ĐBSCL... cần nghiên cứu kỹ hơn trước khi quyết định phát triển dự án.
Về liên kết lưới điện với Trung Quốc, Bộ Công Thương nêu rõ, hiện nay, EVN đang mua điện từ Trung Quốc qua 2 đường dây 220kV theo phương án tách lưới. Sản lượng cam kết mua tối thiểu hàng năm theo hợp đồng trong giai đoạn 2016-2020 là 1,5 tỷ kWh/năm, công suất truyền tải lớn nhất khoảng 800MW.
Theo đàm phán giữa EVN và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG), CSG có thể bán điện cho Việt Nam từ thời điểm hiện nay đến năm 2030 với công suất 3.000MW (hoặc cao hơn) trong cả năm và không phụ thuộc yếu tố mùa.
EVN đề xuất phương án liên kết nhập khẩu điện Trung Quốc qua biên giới theo giải pháp hòa không đồng bộ ở cấp điện áp 500kV với công suất nhập khẩu khoảng 3.000 MW. Một trong các phương án nghiên cứu là xây dựng trạm Back to Back gần biên giới Việt – Trung tại Lào Cai và đường dây 500kV về trạm 500kV Vĩnh Yên.
Đến tháng 6/2020, chính phủ Việt Nam đã quyết định mua của Trung Quốc đến quy mô tổng là 9 tỷ kWh/năm, dự kiến mở rộng quy mô công suất đường dây truyền tải lên khoảng 1.800MW ở 2 phía Lào Cai và Hà Giang.