发布时间:2025-01-10 11:06:10 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Dưới tác động từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA),Ôtônộiđốimặtnhiềukhókhăkết quả algeria các thương hiệu ô tô lớn hoạt động tại Đông Nam Á đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu, phân công lại chuỗi sản xuất để đạt lợi nhuận cao nhất. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi gì để duy trì sản xuất, lắp ráp?
Liên tiếp đóng cửa nhà máy, rút khỏi thị trường
Ngày 17/2, hãng xe lớn nhất nước Mỹ - General Motors (GM) thông báo sẽ ngừng bán các mẫu xe Chevrolet tại Thái Lan và rút khỏi thị trường Đông Nam Á. Trước đó, năm 2018, GM Việt Nam cũng đã bán nhà máy cùng hệ thống phân phối cho VinFast.
Mới nhất, ngày 22/2, Honda Nhật Bản cũng thông báo sẽ ngừng sản xuất ô tô tại Philippines. Theo đó, nhà máy Honda tại Manila sẽ bị đình chỉ sản xuất. Honda cho biết, sẽ duy trì doanh số ở Philippines bằng việc chuyển đổi từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu.
Trong khi đó, năm 2019, hãng xe lớn thứ 3 của Nhật Bản là Nissan Motor cũng thông báo ngừng hoạt động sản xuất ô tô tại Indonesia và Việt Nam…
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các hãng xe trên thế giới đang có xu hướng tái cơ cấu, sản xuất tập trung chứ không còn sản xuất dàn trải. “Trong bối cảnh có rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), họ sẽ chọn nơi sản xuất hiệu quả nhất để đầu tư tập trung, đạt được quy mô thị trường. Mục đích cuối cùng là giảm chi phí để cạnh tranh tốt hơn”, ông Hiếu nhận định.
Cũng theo ông Hiếu, trong bối cảnh đó, nếu Việt Nam không kịp thời thay đổi thì việc duy trì sản xuất, lắp ráp sẽ khó khăn. Doanh nghiệp nước ngoài luôn có 2 sự lựa chọn là sản xuất tại Việt Nam để bán hoặc sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu về. Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do nên trong tương lai, hầu hết ô tô nhập khẩu về sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, nếu không có hỗ trợ thì các nhà sản xuất ô tô sẽ tính toán lại hiệu quả, tập trung sản xuất ở các nước có điều kiện tốt rồi bán vào Việt Nam.
“Như thị trường ô tô Thái Lan đang có dấu hiệu bão hòa nhưng họ có nền công nghiệp ô tô phát triển nên rất có khả năng các doanh nghiệp sẽ đầu tư mạnh vào đây để sản xuất ô tô rồi xuất khẩu đi các nước”, ông Hiếu cho hay.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, việc phân công lại chuỗi sản xuất ô tô trong khu vực Đông Nam Á phụ thuộc vào ba yếu tố: Đơn giá lao động tại địa phương, sản lượng tiêu thụ còn tiềm năng hay không và cuối cùng là chính sách thuế có được duy trì ổn định. Vì thế nếu muốn bảo vệ, phát triển ngành công nghiệp ô tô trước sức ép từ các quốc gia đang có nhiều lợi thế như Thái Lan hay Indonesia, các quốc gia còn lại sẽ phải có chính sách hấp dẫn dựa trên thế mạnh của mình.
Doanh nghiệp ô tô Việt tìm đường xuất khẩu
"Malaysia đã bắt đầu có động thái bảo vệ trở lại cho ngành công nghiệp ô tô nội địa. Theo đó, kể từ ngày 1/6/2020 sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 105% và sẽ tính giá xe nhập khẩu (giá CIF) phải nộp thuế theo từng tuần thay vì một năm nhằm cập nhật tỷ giá biến động trên mỗi mẫu xe nhập về cảng. Theo nhận định, quy định này có thể sẽ khiến giá xe nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) tại Malaysia tăng lên. Không những thế, Hiệp hội Ô tô nội địa Malaysia cũng đã đạt được thỏa thuận không tăng giá bán xe lắp ráp trong nước cho đến hết 31/12/2020”
Theo ông Hiếu, quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần thể hiện hành động hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô một cách rõ ràng như chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, các hãng xe cũng cần tìm một hướng phát triển riêng thì mới có thể phát triển được.
Theo báo cáo Bộ Công thương về đánh giá tác động của Hiệp định ATIGA, giá nhập khẩu trung bình ô tô các loại năm qua đã giảm hơn 4.000 USD/xe, từ mức 26.649 USD/xe xuống còn 22.275 USD/xe. Trong đó, ô tô dưới 9 chỗ ngồi giá nhập khẩu trung bình giảm xấp xỉ 3.000 USD/xe (từ mức 22.530 USD/xe xuống còn 19.258 USD/xe). Điều này cho thấy sức ép không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
Để cạnh tranh được với xe nhập khẩu, các mẫu xe sản xuất trong nước không còn cách nào khác là phải giảm giá thành sản xuất. Để làm được điều này, ngoài việc nâng cao về trình độ sản xuất, khả năng quản trị doanh nghiệp thì việc tìm hướng xuất khẩu cũng cần được tính tới, nhất là khi quy mô thị trường trong nước vẫn còn ở mức thấp so với khu vực.
Một tín hiệu tích cực trong vài tháng gần đây là một số doanh nghiệp đang tìm đường xuất khẩu ô tô. Cụ thể, ngày 28/12/2019, doanh nghiệp ô tô lớn nhất Việt Nam là Thaco - Trường Hải đã xuất khẩu lô 15 chiếc xe buýt sang Philippines. Các mẫu xe này đều đã đạt tỷ lệ nội địa hoá trên 45% (đủ điều kiện hưởng thuế suất nhập khẩu 0%). Dự kiến, lượng xe buýt xuất khẩu sang thị trường Philippines năm 2020 của Thaco sẽ tăng lên 200 xe.
Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu 120 xe du lịch Kia Cerato phiên bản Deluxe sang Myanmar. Gần đây nhất, ngày 23/2, Thaco cũng đã xuất khẩu 40 xe du lịch Kia Grand Carnival sang chính đối thủ lớn nhất của công nghiệp ô tô Việt Nam là Thái Lan. Đây là lô xe du lịch đầu tiên của Thaco xuất khẩu sang thị trường này, mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu năm 2020 xuất khẩu hơn 1.600 xe các loại với tổng giá trị đạt trên 50 triệu USD.
Một động thái đáng chú ý khác, thương hiệu ô tô Việt là VinFast cũng đã chính thức xác nhận khả năng sẽ xuất khẩu ô tô trong thời gian tới. Cụ thể, ngày 26/2, Phó TGĐ Tập đoàn Vingroup - ông Jim DeLuca xác nhận thông tin với giới truyền thông Úc về việc VinFast sắp tung sản phẩm vào thị trường nước này. Theo đó, VinFast đã thành lập một trung tâm kỹ thuật tại Melbourne và sắp có kế hoạch tung sản phẩm vào thị trường Úc.
Hiện, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng đã và đang mở rộng sản xuất. Như Ford Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư bổ sung trị giá 82 triệu USD để nâng cấp nhà máy lắp ráp ô tô tại Hải Dương. Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam cũng tiết lộ, gần như công ty đã đàm phán xong với phía Nhật Bản về việc mở rộng đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Chỉ cần Chính phủ thông qua chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước thì họ sẽ ngay lập tức vào đầu tư…
Theo Báo Giao thông
Nhiều mẫu xe sang tiền tỷ bị dính lỗi kỹ thuật tại Việt Nam đã phải triệu hồi như Ford Explorer, Audi Q5, Lexus RX350... Tuy nhiên, khi vấn đề này đã trở thành chuyện như cơm bữa, khách Việt lại thờ ơ, sợ mất "zin" xe.
相关文章
随便看看