【kqbd duc 2】Những chiếc tàu không ra khơi

  发布时间:2025-01-25 16:47:51   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Anh Phạm Trường Giang, Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, lục lọi lại mớ can dầu rỗn kqbd duc 2。

Báo Cà Mau(CMO) Anh Phạm Trường Giang, Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, lục lọi lại mớ can dầu rỗng không dưới ghe, sau cái thở dài, anh nói: “Ghe nằm bến cả tháng trời rồi, chắc phải đi Bình Dương làm công nhân thôi, đâu có cách nào khác”.

Theo tầm tay anh chỉ, cả tuyến kênh Phòng Hộ ven biển Tây, ăn thông ra cửa biển Cái Đôi Vàm, ghe tàu đậu la liệt. Anh quả quyết: “Bây giờ bảy, tám chục phần trăm tàu đậu ở nhà hết. Nói thiệt, dân làm nghề đánh bắt ở đây hết cầm cự nổi rồi. Mấy anh tính coi, cái can dầu 30 lít này trước có gần 500.000 đồng, giờ cả triệu bạc. Chạy ghe ra biển là cầm chắc lỗ vốn, vậy thì đi làm gì”...

Lần mò những can dầu trống không, ghe biển nằm nhà, anh Phạm Trường Giang dự định bỏ nghề biển, đi làm công nhân.

Cái Đôi Vàm... buồn lạ!

Cửa Cái Đôi Vàm, chúng tôi đi đã mòn chân, nhưng lần này, xứ biển có gì khang khác. Hình như cái mùi biển, mùi cá tôm đặc trưng nơi đây cũng nhạt nhoà hơn. Cũng tầm này, những mùa biển trước, ngư dân đang mải miết đón luồng cá cơm, ruốc, cá khoai... Dãy nhà xóm biển Phòng Hộ chỉ đông người lúc xế chiều, chạng vạng, nhưng mỗi chuyến ghe về là nụ cười giòn tan. Còn bây giờ, người người ở nhà, ghe thuyền dưới bến, nhưng không khí trầm lặng, ủ rũ phủ trùm.

Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, thông tin: “Thị trấn có gần 300 phương tiện đánh bắt các loại, thống kê sơ bộ có khoảng 60-70% tàu ghe không hoạt động vì giá xăng dầu quá cao, trong khi đó giá các mặt hàng thuỷ hải sản được thu mua không tăng, thậm chí còn giảm. Tình hình này, thời gian tới, dự báo số lượng ghe tàu nằm bờ sẽ còn nhiều thêm”.

Trong câu chuyện, ông Yên còn chia sẻ thêm, nghề biển giờ cũng “hên xui”, nghĩa là sản lượng đánh bắt trồi sụt, tài nguyên cá tôm không còn dồi dào như trước nữa.

Dẫn chúng tôi đi thăm xóm biển Phòng Hộ, ông Lê Minh Kiệt, Bí thư Chi bộ, Trưởng Khóm 4, nhẩm đếm: “Xóm này có khoảng 70 ghe, vài tháng nay phần nhiều nằm đậu chờ thời, không dám ra biển vì giá xăng dầu tăng dữ quá”.

Cũng là dân đi biển, ông Kiệt cho biết: “Ghe nhỏ hay ghe lớn gì thì xăng dầu cũng chiếm cỡ 70% chi phí đánh bắt. Ghe càng lớn, chi phí càng nhiều”. Đó là chưa kể, chỉ trong thời gian ngắn gần đây, xóm Phòng Hộ đã có khoảng 100 người bỏ nghề biển, đi làm công nhân. Những ghe biển công suất lớn vươn khơi không đủ bạn ghe, cũng nằm nhà chịu trận theo.

Còn cán bộ thuỷ sản của thị trấn Cái Đôi Vàm - anh Mai Trọng Nghĩa thì băn khoăn: “Nghe có dự án nạo vét cửa Cái Đôi Vàm mà chưa thấy triển khai. Giờ cửa cạn dữ lắm, tàu lớn tàu nhỏ gì ra vào cũng vướng. Nhiều lúc bà con thấy đi đứng khó khăn, cộng thêm giá xăng dầu tăng cao, người ta nản, thà nằm ở nhà chớ không cho tàu đi đánh bắt”.

Cũng theo anh Nghĩa, cửa biển cạn, những tàu lớn ngoài tỉnh trước giờ ghé nằm bến Cái Đôi Vàm cũng dần dần rời đi. Bà con làm nghề dịch vụ hậu cần tại cửa biển Cái Đôi Vàm làm ăn ngày càng hiu hắt. Anh Nghĩa hỏi chúng tôi một câu, mà không biết trả lời sao cho đặng: “Giờ có cách nào giúp bà con ngư dân không hả mấy anh?”.

Xóm biển Phòng Hộ có khoảng 80% tàu ghe đánh bắt nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao.

Xoay trở mưu sinh

Ông Huỳnh Văn Thắng, gần 40 năm đi biển, chưa từng thấy lúc nào bà con ngư dân xóm biển Phòng Hộ lại rơi vào tình cảnh éo le này. Biển thì êm đó, cá tôm cũng còn đó, nhưng bó chân, bó tay, ghe tàu nằm chết dí. Nhà có chiếc tàu công suất 70 CV, nằm nhà lâu quá, hết cách, ông bấm bụng bỏ tiền dành dụm ra để cho đứa con và mấy người bạn ghe đi biển. Chuyến đi này cầm chắc là lỗ, nhưng ông cũng tự an ủi mình: “Nói vậy chớ cho tàu chạy, nó nằm hoài thì hư. Cái nữa là giúp anh em bạn ghe có đồng ra, đồng vô. Ở đây, bà con chỉ có nghề này, dứt biển là hết tiền, nằm nhà là chết đói”.

Chị Trần Thị Thiệt phơi mớ cá khô vụn ngay trên chiếc tàu nằm nhà mấy tháng nay, còn chồng thì đang đi bạn ké ghe biển của người khác, bởi không còn đủ chi phí để tự đi đánh bắt. Chiếc tàu cũ, nằm bờ lâu ngày, hư hỏng ngày càng nhiều, nhưng chị Thiệt cũng đã "nát nước": “Thôi thì ráng cầm cự, nếu xăng dầu sớm giảm lại thì mình tiếp tục với nghề. Không thì đi làm công nhân thôi, ở không thì lấy tiền đâu sinh sống. Mà chắc chịu hết thấu rồi mấy anh ơi!”.

Hoàn cảnh anh Kim Văn Bình còn thắt ngặt hơn. Là hộ dân tộc, diện cận nghèo, có chiếc vỏ lãi làm te, anh Bình cũng kéo lên bờ phơi nắng vì không kham nổi giá xăng dầu. Để có tiền trang trải cuộc sống, anh Bình chuyển sang làm nghề giăng câu cá ngát trên sông. Với anh Bình, nước biển ráo chân thì nhà cạn gạo, không đi biển, là cụt luôn đường sống. Cái mong mỏi của anh cũng đơn giản như bao nhiêu ngư dân ở xóm biển này, đó là chờ cho giá xăng dầu giảm bớt.

Biển ngay sát ngoài kia, vậy mà có những chiếc tàu không ra biển. Phía sau là bao trăn trở, âu lo của những phận người suốt đời sống với biển. Họ cũng đang băn khoăn với tương lai của chính mình: “Nếu bỏ biển, bỏ nghề, họ sẽ sống bằng gì”...

Nhưng cũng có những người nghĩ khác, kệ giá xăng dầu, kệ chuyện lỗ lời, họ phải đi biển, phải liều mạng để kiếm đồng ra, đồng vô và trông chờ may mắn. Hoặc có người đi biển vì cả cuộc đời gắn bó với biển rồi, nói vui theo kiểu bây giờ là “làm vì đam mê”. Dù cho có ăn mòn số tiền dành dụm được của mình, họ cũng chấp nhận. Những chuyến biển của họ không còn đặt nặng việc cá tôm bao nhiêu, mà trông ngóng vào thời điểm 3 giờ chiều của một ngày nào đó... giá xăng dầu giảm xuống. Cuộc đời của họ không còn ngó trân trối vào những can dầu...

Nuôi hy vọng một ngày nào đó, những chiếc ghe lại được ra khơi. Mỗi người ở xóm biển Phòng Hộ tự tìm cách để cứu mình, trước khi xăng dầu hạ giá!./.

 

Hải Nguyên

 

相关文章

最新评论