发布时间:2025-01-12 02:50:03 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Họa sĩ-liệt sĩ Lê Minh Trường vẽ chân dung Hồ Chủ Tịch đăng trên báo Cờ Giải Phóng Thừa Thiên Huế nhân dịp sinh nhật Bác 19/5/1967
Nấm mộ cây đàn
Một sự kiện lớn của văn nghệ sĩ những năm chống Pháp là “Hội nghị họp bạn” diễn ra vào cuối năm 1949. Hồi ký “Thừa Thiên một thuở” của nhà văn Bùi Hiển có thuật lại giữa năm 1949: “Sở Thông tin Tuyên truyền Liên khu IV cử tôi đi công tác Thừa Thiên sáu tháng,ấmmộcâyđànnhữngtrangvăndangdởkết quả giải hạng nhất pháp quá thời hạn đã lâu mà tôi vẫn chưa trở ra được. Nguyên do chính là vì Tỉnh ủy muốn lưu tôi lại giúp địa phương xây dựng phong trào văn nghệ. Tôi cùng làm việc với Phan Nhân, Hoàng Tuấn Nhã, Hoàng Liên, Nguyễn Văn Thương, Trịnh Xuân An, các anh chị em văn công Thừa Thiên, các cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 101... Cuối cùng, tổ chức được một cuộc họp văn nghệ toàn tỉnh gồm hơn năm chục người tại huyện Phú Lộc, phía nam. Đáng lý còn có thể đông hơn (dự kiến một trăm rưỡi) nhưng trước đó địch lùng ở Phú Vang nên một số người ở Bắc Thừa Thiên không vào dự được. Ngay hôm khai mạc cũng có tiếng đại bác nổ đùng đùng quanh vùng, chúng tôi phải đề phòng địch càn. Vừa nghe Trịnh Xuân An đọc báo cáo, chúng tôi vừa chú ý theo dõi hướng nổ của đại bác...”.
Hồi ký của nghệ sĩ Nhân dân Đình Quang, trong “Một thời không quên”, in trong tập “Tạp văn” (NXB Sân Khấu, Hà Nội 2012) kể lại: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ Nghệ Tĩnh vào tổ chức cuộc gặp mặt với anh chị em văn nghệ Thừa Thiên. Tôi và nhà thơ Minh Giang được mời xuống, tham dự. Cuộc họp phải di chuyển mấy lần vì tin địch lại chuẩn bị càn lớn hai huyện Phú Vang, Phú Lộc. Tôi và Minh Giang vượt được đường quốc lộ xuống tới nơi thì cuộc họp giải tán... Buổi chia tay để lên chiến khu trở ra Quảng Trị, anh Thương (nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương) và nhạc sĩ Nguyễn Hồng tiễn chúng tôi. Tới một đoạn đường bị ngập, tôi bảo các anh quay lại. Đứng bên kia bờ nước, Nguyễn Hồng nói đùa: “Hy vọng đây không phải là bờ ngăn cách của hai thế giới!”. Tôi biết chỉ là câu đùa nhưng không hiểu sao cũng thấy ngài ngại. Chúng tôi vừa lên tới chiến khu thì hôm sau quả nhiên địch tung quân lùng sục trở lại. Anh Nguyễn Văn Thương bị bắt. Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Hồng bị bắn chết”.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng đi đâu cũng mang theo cây đàn trên lưng, vợ của ông là ca sĩ. Giặc đã dẫm nát cây đàn guitare của ông. Người dân Phú Vang sau đó chôn cất hai vợ chồng nhạc sĩ và cây đàn cùng trong một nấm mộ. Thời điểm hy sinh được ghi trên bằng Tổ quốc ghi công là ngày 19/11/1949. Người dân Phú Vang đến nay vẫn gọi ngôi mộ của hai vợ chồng với một cái tên thân thương trìu mến: “Nấm mộ cây đàn”…
Những trang văn, khung tranh dang dở
Nhiều nghệ sĩ đã hy sinh trên chiến trường Thừa Thiên Huế như vậy. Cựu chiến binh Cao Việt Đức (quê Bắc Giang) đã hơn 13 năm đi tìm xác đồng đội, ông đã trở đi trở lại A Lưới hơn chục lần trong 5 năm gần đây. Đầu năm 2017, đoàn của ông khi ngược rừng lội suối trèo đèo đi tìm, đã phát hiện nhiều hài cốt liệt sĩ. Trong đó thật xúc động khi tìm gặp một hài cốt còn nguyên vẹn là một nữ văn công, chôn kèm di vật là đôi vòng tay và chiếc kèn Acmonica. Ông Đức kể, khi nghe ông sắp vào A Lưới, một nữ nghệ sĩ văn công quân đội tìm đến nhờ ông tìm người bạn đã hy sinh ở khe A Đe, chảy ra dòng A Sáp, xã Nhâm. Thuở đó, đoàn văn công đang biểu diễn thì máy bay Mỹ ném bom…
Tại chiến khu Thừa Thiên, nhân dịp sinh nhật Bác 19/5/1967, họa sĩ Lê Minh Trường, trình bày báo Cờ Giải Phóng Thừa Thiên Huế, giữa chiến trường đầy đạn bom, ông vẫn sáng tác tranh khắc gỗ chân dung Hồ Chủ tịch in báo, với dòng chữ “Kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19/5, quân và dân quê ta kính chúc Người mạnh khỏe, sống lâu” (bức tranh ký tên là Nguyễn Minh Trường). Họa sĩ Lê Minh Trường là người con của huyện Phong Điền, sau đó hy sinh vào năm 1968. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có bút ký rất hay về nhân vật này. “Chiếc panh-xô và khẩu súng của Trường” là chuỗi hồi ức cảm động về một con người, về phong trào thanh niên Huế những năm tháng xuống đường chống Mỹ. Thông qua hình ảnh Lê Minh Trường, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa được chân dung của cả một thế hệ, những người nung căm thù cháy bỏng đường phố, đốt sáng nhà tù trong cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, và ươm ước mơ đi theo kháng chiến lên “Xanh” trong năm tháng ấy. Đó là những người như Nguyễn Thiết, Trần Quang Long, Ngô Kha… nay không về nữa.
Trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, trí thức ở Huế và các đô thị miền Nam, trong các thập niên 60, 70 của thế kỷ trước; thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha đã xuất hiện như một vì sao nổi bật nhất, là ngọn cờ đầu trong phong trào bãi khóa, người khởi thảo các bản tuyên ngôn, tuyên chiến với chế độ Sài Gòn cũ. Đó là một con người hành động mãnh liệt sau bao tháng ngày bị ám ảnh về lẽ sống, về vận mệnh đất nước. Kẻ thù sau đó đã bắt và thủ tiêu ông vào đầu năm 1973, thân xác ông giờ hòa tan giữa cánh đồng An Cựu.
Nhà thơ Trần Quang Long nổi tiếng với bài thơ “Thưa mẹ trái tim” (1966), và tập thơ “Tiếng hát những người đi tới” (1967). Thơ của ông đã thúc giục sinh viên - học sinh vùng lên đấu tranh khắp các đường phố, giảng đường, và những đêm không ngủ. Tài năng đang độ sung mãn thì ông hy sinh tại rừng Tây Ninh năm 1968, sau một trận bom rơi trúng miệng hầm. Di sản ông để lại là tập bản thơ còn thấm máu của chính ông…
Các nhà thơ, liệt sĩ như Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Minh Trường… ra đi, để lại nhiều bản thảo, khuôn hình còn dang dở, bao ý tưởng sáng tạo còn chưa được thể hiện. Họ đã ngã xuống nhưng chưa hề khuất bóng. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng viết về họ như một món nợ luôn trĩu nặng canh cánh bên lòng: “Bây giờ tôi đang có tất cả những gì mà các anh ấy không bao giờ có nữa, cả cuộc sống cụ thể, đất nước và cả hành tinh, để làm một người. Và trĩu nặng hơn tất cả, chính là khát vọng thiêng liêng mà các anh ấy đã để lại cho những người sống còn. Tôi hiểu, nếu một ngày nào tôi không còn cảm thấy nữa, cái sức nặng để lại ấy của những vắng mặt, thì chính là tôi đã sống khác đi, như một kẻ đáng nguyền rủa” …
Hồ Đăng Thanh Ngọc
相关文章
随便看看