Di cư bất hợp pháp vừa nguy hiểm và để lại hệ lụy lâu dài cho cả người trong cuộc và quốc gia đón nhận.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres gặp những người dân Nam Sudan đang xếp hàng chờ đợi để bắt đầu một cuộc sống mới ở Uganda. Nguồn: UN NEWS
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã gửi đi thông điệp về bảo vệ và tôn trọng người di cư,ựcầnthiếtcủaviệcdicưantonvhợtrực tiếp bóng đá úc hôm nay trong đó nhấn mạnh, người di cư là động lực mạnh mẽ của “tăng trưởng kinh tế, sự năng động và hiểu biết”. Ông Guterres phân tích, hơn 80% những người di cư theo cách an toàn và có trật tự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia liên quan. Tuy nhiên, thực trạng buôn người tại các tuyến đường nguy hiểm nơi diễn ra hoạt động di cư lộn xộn và mất trật tự đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo dữ liệu thống kê, 8 năm vừa qua đã chứng kiến ít nhất 51.000 vụ thiệt mạng và hàng nghìn vụ mất tích từ dòng người di cư trên thế giới. Người đứng đầu LHQ khẳng định: “Người di cư phải được tôn trọng mà không bị phân biệt đối xử, bất kể là bị ép buộc di cư, di cư tự nguyện hay được cấp phép chính thức”. Đồng thời, ông Guterres kêu gọi các nước trên thế giới thực hiện nghĩa vụ đạo đức và pháp lý thông qua việc chung tay và nỗ lực bảo vệ tính mạng cũng như cuộc sống của người di cư.
Đồng quan điểm trên, mới đây Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết của việc di cư an toàn, hợp pháp và được quản lý tốt. EU nhấn mạnh hàng năm, có khoảng 2-3 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến EU hợp pháp để làm việc hoặc học tập. Đồng thời, cũng có hàng nghìn người tìm cách đến EU theo những cách không an toàn và nguy hiểm.
Hầu hết những người di cư đến EU để tìm kiếm cơ hội việc làm mới; những người khác buộc phải thoát khỏi xung đột, đàn áp, dịch bệnh hoặc suy thoái môi trường tại quốc gia đang sống. Châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng di cư lớn kể từ năm 2015 do hàng nghìn người di cư và tị nạn từ các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi đổ về.
EU cho rằng các lộ trình an toàn, đảm bảo và hợp pháp nhằm khai thác tiềm năng to lớn của khả năng di chuyển của con người. Đó là một khoản đầu tư vào nền kinh tế và toàn xã hội, hỗ trợ các lĩnh vực chính như quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh của EU, đồng thời góp phần làm cho châu Âu trở nên cạnh tranh, gắn kết và kiên cường hơn.
Việc tạo ra các con đường hợp pháp cho người di cư không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có thể giúp giảm tình trạng di cư bất thường và nguy hiểm cũng như các chi phí về con người và kinh tế liên quan đến buôn lậu và buôn người. Di cư hợp pháp đóng một vai trò quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế châu Âu.
EU đang nỗ lực để tạo ra những con đường mới cho việc di cư hợp pháp, cho mọi trình độ học vấn và kỹ năng, bao gồm thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác trên cơ sở cùng có lợi với các quốc gia đối tác, bao gồm Tunisia, Maroc và Ai Cập.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ vừa thông báo nước này sẽ không mở cửa biên giới phía Nam tiếp giáp Mexico, mặc dù chính sách nhập cư theo điều khoản 42 sẽ kết thúc trong những ngày tới. Điều khoản 42 được đưa ra dưới thời Tổng thống Donald Trump đã cho phép chính quyền ngăn chặn những người di cư xin tị nạn vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch Covid-19 do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Nhà Trắng hiện đang đề nghị Quốc hội Mỹ tài trợ 3,5 tỉ USD để giúp giải quyết tình hình ở biên giới phía Nam, trong đó có việc thuê thêm 300 nhân viên tuần tra biên giới và bổ sung cơ sở vật chất cho lực lượng tuần tra biên giới.
Từ thực tế trên, giới phân tích cho rằng, con đường hợp pháp cho di cư không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có thể giúp giảm tình trạng di cư bất hợp pháp, nguy hiểm. Đây là điều kiện để mở ra hành lang pháp lý và cuộc sống mới cho những người di cư trong tương lai.
HN tổng hợp