Học sinh học lệch,ỳthitốtnghiệpTHPTVẫncònđónhữnghạnchếtỷ lệ cá cược trực tuyến hôm nay học tủ bởi kiểu “ứng thi” của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014Trả lời phỏng vấn của báo Vnexpress, PGS Văn Như Cương đánh giá kỳ thi tốt nghiệp 2014 được Bộ Giáo dục kỳ vọng tạo khâu đột phá cho cuộc đánh lớn "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam" chưa thành công bởi để thí sinh có quyền tự chọn hai môn thi là một sai lầm cơ bản. Theo thầy Cương, những năm trước thí sinh phải thi 6 môn bắt buộc, trong đó 3 môn mặc định là Toán, Văn và Ngoại ngữ, 3 môn thay đổi theo từng năm. Còn trong kỳ thi tốt nghiệp 2014 năm nay, thí sinh chỉ phải thi 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và thi 2 môn tự chọn trong số: Lý, Hóa, Sinh, Sử , Địa, Ngoại ngữ. Điều này dẫn đến việc có những môn cả trường không có hoặc chỉ có một thí sinh đăng ký dự thi và nếu tiếp tục kéo dài sẽ khuyến khích học sinh học lệch, học tủ – điều mà ngành giáo dục vẫn đang ra sức xóa bỏ suốt bao năm qua. Một số giáo viên đề xuất cho thí sinh tự chọn môn thi, nhưng là chọn bắt buộc một môn tự nhiên và một môn xã hội hoặc có thể chỉ công bố môn thi trước một tháng Báo Dân Trí cũng nhận định, đa số học sinh THPT đều lựa chọn môn thi liên quan đến khối thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Với kiểu học này, học sinh thi các môn tự nhiên hầu như không quan tâm đến Lịch sử, Địa lý. Còn học sinh thi các môn xã hội thì không biết gì về Vật lý, Hóa học, Sinh học… Bằng chứng cụ thể nhất là đề Văn năm nay rất đổi mới, câu hỏi có ý mở mang tính thời sự, tính lịch sử sâu sắc, nhưng nhiều học sinh không biết viết gì vì không quan tâm đến lịch sử, không nghe thời sự, không có khả năng nói lên chính kiến của mình. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 tốn kém và lãng phí bởi đổi mới chưa đồng bộBáo Dân Trí đưa tin, từ khâu ra đề, in danh sách dự thi và các ấn phẩm khác liên quan tới kỳ thi, đến khâu coi thi, chấm thi đã gây lãng phí cho ngân sách nhà nước mà hiệu quả giáo dục mang lại chưa chắc sẽ tốt hơn, khách quan hơn, trung thực hơn. Với cách đổi mới tổ chức thi như vậy, phải có đủ tất cả các môn cùng ra đề, số lượng ấn phẩm danh sách thi cũng phải chia ra nhiều phòng, in nhiều bản hơn. |