Theo báo Sydney Morning Herald, các nhà lãnh đạo G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ đã kêu gọi "tất cả các nước thực hiện ngừng bắn Olympic một cách cá nhân và tập thể".
Thủ đô Paris của Pháp sẽ tổ chức Thế vận hội Olympic từ 26/7 tới 11/8 và tiếp đó là Paralympic từ 28/8 tới 8/9. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thúc đẩy việc tạm dừng cuộc xung đột của Nga với Ukraine cũng như các cuộc xung đột ở Trung Đông và Sudan trong thời gian diễn ra các sự kiện thể thao này.
Thủ tướng Italia Giorgia Meloni, người chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G7 nói với các phóng viên: "Đó là một đề nghị của Pháp, một đề nghị hay, nó đã được nhất trí đưa vào tuyên bố chung".
Tuyên bố được đưa ra khi hơn 90 quốc gia tập trung tại khu nghỉ dưỡng Alpine của Thụy Sĩ để vạch ra những bước đầu tiên hướng tới hòa bình ở Ukraine, mặc dù hội nghị thượng đỉnh hòa bình khó có thể mang lại bất kỳ đột phá lớn nào vì Nga không tham dự.
Tháng 11 năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã đề xuất thời gian ngừng bắn Olympic, bắt đầu một tuần trước khi Olympic bắt đầu cho đến một tuần sau khi Paralympic - Thế vận hội dành cho người khuyết tật kết thúc. Nỗ lực tạm dừng các cuộc xung đột vũ trang theo một thỏa thuận ngừng bắn Olympic là một truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ Olympic cổ đại ở Olympia năm 776 trước Công nguyên. Nó nhằm mục đích đảm bảo tạm dừng mọi hành động thù địch, cho phép các vận động viên và khán giả đi lại và tham gia an toàn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 4 cho biết, sẽ nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn trong thời gian diễn ra Olympic Paris, đồng thời cho biết ông đang nghĩ đến Trung Đông, cũng như Ukraine và Sudan.
G7 gửi lợi nhuận từ tài sản đóng băng Nga cho Ukraine, Moscow đưa S-500 đến CrưmG7 đồng ý chuyển 50 tỷ USD lợi nhuận từ tài sản đóng băng Nga cho Ukraine. Moscow triển khai hệ thống phòng không S-500 tới bán đảo Crưm.