【keo nha cai malaysia】Xuất khẩu 7 tháng: Sức vươn của khối doanh nghiệp nội

  发布时间:2025-01-25 16:49:06   作者:玩站小弟   我要评论
7 tháng đầu năm, XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan là 15,3% so với cùng kỳ năm trước. keo nha cai malaysia。

xuat khau 7 thang suc vuon cua khoi doanh nghiep noi

7 tháng đầu năm,ấtkhẩuthángSứcvươncủakhốidoanhnghiệpnộkeo nha cai malaysia XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan là 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Thái Bình.

Tăng trưởng XK vượt khối FDI

Theo Bộ Công Thương: Tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 264,32 tỷ USD. Trong đó, XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng phấn đấu đạt được cho cả năm 2018, bằng 56,5% kế hoạch năm.

Về cơ cấu hàng XK, riêng trong tháng 7, kim ngạch XK của 2 nhóm hàng chính là nhóm công nghiệp chế biến và nhóm nông, thủy sản giảm lần lượt là 2,7% và 6,2% so với tháng 6. Trái lại, kim ngạch XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng khá mạnh, tăng 15,4% so với tháng 6. Tuy vậy, khi tính chung 7 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng XK hàng hóa của Việt Nam khi chiếm tới 81,8% tổng kim ngạch XK hàng hóa. Trong đó, nhiều mặt hàng chủ lực của nhóm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước, gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng...

Ở mặt thị trường, châu Á vẫn tiếp tục là thị trường duy trì tăng trưởng XK cao so với cùng kỳ (tăng 20,6%) và chiếm tỷ trọng chính trong tổng kim ngạch XK (chiếm 52,5%). Các thị trường còn lại có mức tăng khá.

Về cán cân thương mại, tính riêng tháng 7, dù nhập siêu quay trở lại với kim ngạch 300 triệu USD, song tính chung 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn xuất siêu 3,06 tỷ USD. Không có nhiều thay đổi so với từ trước tới nay, khu vực FDI vẫn xuất siêu và khu vực DN nội địa nhập siêu. Cụ thể, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,1 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực DN trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD. Đại diện Bộ Công Thương đánh giá, mức xuất siêu trong 7 tháng đầu năm đã góp phần bảo đảm cán cân thanh toán và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước.

Trong "bức tranh" XNK chung từ đầu năm đến nay, theo ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương): Điểm sáng đáng chú ý là ở mặt XK, khu vực DN 100% vốn trong nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn so với với khối DN FDI. 7 tháng đầu năm, XK của khối DN 100% vốn trong nước tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khối DN FDI (không kể dầu thô) chỉ là 14,9%. Trước đó, 5 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng XK của khối DN trong nước ghi nhận cao hơn khối DN FDI (DN nội địa tăng trưởng XK 17,8% và DN FDI là 16%).

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, chuyên gia Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, tăng trưởng XK của khối DN nội địa như trên là khá lạc quan. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là những dấu hiệu tích cực xuất hiện lần đầu tiên nên chưa thể khẳng định sự tăng trưởng này là bền vững.

Triển khai hiệu quả các FTA

Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, từ nay đến hết năm, các mặt hàng XK chủ lực không có nhiều thay đổi, vẫn tập trung vào các nhóm như: Điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; thủy sản...

Một số chuyên gia đánh giá, để ngày càng giảm phụ thuộc vào khối DN FDI, thúc đẩy XK của khối DN nội địa, hướng tới xuất siêu bền vững, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp nhằm tạo ra hàng hóa XK có giá trị gia tăng cao; có chính sách phù hợp thực sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ...

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương nhận định: Kinh tế thế giới trong 7 tháng đầu năm giữ được đà tăng trưởng tích cực, hợp tác và liên kết kinh tế, thương mại khu vực và liên khu vực tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, môi trường kinh tế toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, trong đó nổi lên là chủ nghĩa bảo hộ và cọ sát thương mại gia tăng mạnh làm tăng rủi ro chiến tranh thương mại toàn cầu. Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ làm tỷ giá VND/USD diễn biến rất phức tạp và gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều hành tỷ giá và XNK.

Bộ Công Thương xác định trọng tâm trước mắt là tập trung hoàn thành việc phê chuẩn và đưa hai hiệp định quan trọng là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi vào năm 2019, tạo động lực mới cho tăng trưởng XK của Việt Nam trong năm 2019 cũng như những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN để mở rộng thị trường XK, kiểm soát có hiệu quả NK; tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới…; theo dõi sát diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc để có những phản ứng chủ động, kịp thời, đặc biệt là trong công tác kiểm soát NK và điều hành tỷ giá để đảm bảo tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định cho hoạt động XNK cũng như đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động phức tạp...

相关文章

最新评论