【cách chơi xóc đĩa】Nguy cơ gia tăng nợ xấu ngân hàng

时间:2025-01-10 07:43:41 来源:88Point

nh

Kết thúc năm 2019,ơgiatăngnợxấungânhàcách chơi xóc đĩa ngành Ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống 1,89%

Theo đó, rất nhiều DN hoạt động cầm chừng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến năng lực trả nợ vay và do đó tất yếu các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng với nguy cơ gia tăng nợ xấu là khá hiện hữu. Đây là chia sẻ của ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch Covid-19 đến tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)?

- Ông Cấn Văn Lực:Có thể thấy, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Biểu hiện, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm nay chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng đến 9,2% của 2 tháng đầu năm 2019.

Ở phía cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm cũng chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ 2019, thấp hơn mức tăng 12,2% của cùng kỳ năm 2019… Rõ ràng với cầu tiêu dùng suy yếu, nguyên vật liệu đầu vào bị gián đoạn, các DN sẽ khó lòng mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngay cả việc duy trì năng lực sản xuất cũng là điều khó khăn, dẫn đến giảm khả năng trả nợ ngân hàng. Mặt khác, khi DN gặp khó khăn, sản xuất đình trệ, thì nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN hay nhu cầu vốn để mở rộng quy mô hoạt động của DN sẽ giảm đi. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 0,06%, giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm 2019.

luc
Ông Cấn Văn Lực

Như vậy có thể thấy, với việc tín dụng khó tăng trưởng trong khi nợ xấu tuyệt đối có nguy cơ gia tăng có thể đẩy tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng mạnh trở lại.

* PV: Với nguy cơ gia tăng nợ xấu như trên, ông đánh giá như thế nào về khả năng ngành Ngân hàng hoàn thành mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2020?

- Ông Cấn Văn Lực:Sau nhiều năm nỗ lực, vấn đề xử lý nợ xấu đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong năm 2019. Kết thúc năm 2019, ngành Ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống 1,89%, gộp cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ ở Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) khoảng 4,65%. Với những kết quả trong xử lý nợ xấu như trên, nếu như không có tác động tiêu cực của dịch Covid-19, kế hoạch đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2020 là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, tiến trình xử lý nợ xấu đang trên đà thuận lợi như trên thì bất ngờ gặp rất nhiều thách thức, do sự bùng phát của dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN, khiến DN không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Theo số liệu của NHNN, tính đến đầu tháng 3/2020, có 23 TCTD báo cáo về tác động của dịch bệnh, theo đó ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ cho vay đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.

Để hỗ trợ DN, hiện nay đã có gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng từ các TCTD để xem xét cho phép bên vay giãn, hoãn nợ, giảm lãi/phí, không chuyển nhóm nợ để cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khá phức tạp và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được dự báo sẽ còn kéo dài cả sau khi hết dịch. Do đó, nguy cơ DN, hộ kinh doanh không có khả năng trả nợ đúng hạn, dù đã được cơ cấu lại nợ, vẫn tiềm tàng.

Ngoài ra, có thể thấy, trong năm 2014 – 2015, VAMC đã mua số lượng nợ lớn nhất từ các TCTD với hơn 190.000 tỷ đồng. Thời gian đáo hạn thông thường của trái phiếu VAMC là 5 năm, nghĩa là chủ yếu trái phiếu VAMC đáo hạn vào năm 2019 và 2020. Theo đó, năm 2020 là thời điểm nhiều TCTD phải hoàn thành việc thu hồi toàn bộ trái phiếu đã bán cho VAMC để tự xử lý. Như vậy, cùng một lúc phải dồn lực xử lý vấn đề nợ cũ và nguy cơ gia tăng nợ xấu do tác động của dịch Covid-19, sẽ khiến ngành ngân hàng phải rất nỗ lực mới có khả năng hoàn thành mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2020.

* PV: Trước tình hình trên, để hạn chế thấp nhất mức gia tăng nợ xấu, theo ông, các ngân hàng cần chú trọng vấn đề gì hiện nay?

- Ông Cấn Văn Lực:Để hạn chế thấp nhất mức gia tăng nợ xấu, trước hết, các ngân hàng cần chủ động có những giải pháp hỗ trợ, đồng hành với DN trong việc giãn, hoãn nợ, cơ cấu lại nợ… để DN không rơi vào nhóm nợ xấu. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp hỗ trợ, các ngân hàng cũng cần phải đánh giá, xác định chính xác đối tượng, hỗ trợ đúng đối tượng để tránh xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách khiến ngân hàng gặp rủi ro.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần tăng cường các công cụ quản lý rủi ro, nhất là cần phải thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro. Đối với hoạt động tín dụng, theo quy định hiện hành, với mỗi đồng vốn cho vay ra các ngân hàng phải trích lập 0,75% dự phòng rủi ro chung, chưa kể các khoản dự phòng rủi ro cụ thể theo nhóm nợ. Đó là nguồn lực để các ngân hàng xử lý những rủi ro không mong muốn, những rủi ro bất khả kháng liên quan đến hoạt động cho vay. Ngân hàng nào có tỷ lệ trích lập dự phòng bao phủ nợ xấu cao sẽ có nguồn lực đối ứng để xử lý nợ xấu tốt hơn.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần phải tiếp tục đánh giá kịp thời đối với các lĩnh vực, đối tượng khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19 để có những biện pháp ứng phó thích hợp, kịp thời…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Diệu Thiện (thực hiện)

推荐内容