Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh,ụcHảiquanQuảngNinhNângcaohiệuquảgiaodịchthươngmạiquabiêngiớkeo nhacai5 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới giai đoạn 2019 - 2021.
Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp cơ bản, gồm: nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan; tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; nâng cao chất lượng, giảm thời gian và chi phí bốc xếp, lưu thông hàng hóa tại kho, bãi, cảng; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu (XNK); nâng cao và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực...
Ông Nguyễn Văn Nghiên - Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tính đến ngày 31/8/2019 đã có 999 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh (315 doanh nghiệp trong tỉnh, 684 doanh nghiệp ngoài tỉnh); làm thủ tục qua Hệ thống thông quan tự động (VASSCM/VCIS) cho 50.039 tờ khai với kim ngạch 7,03 tỷ USD (tăng 21,3% số tờ khai và 4,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018).
Bên cạnh đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh còn rà soát 22 thủ tục hành chính và đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 7 thủ tục hành chính; đề xuất sửa đổi bộ phận tạo thành 15 thủ tục hành chính; cập nhật thông tin 965 hồ sơ của 659 doanh nghiệp vào hệ thống thông tin quản lý rủi ro theo quy định sau khi thực hiện thu thập, xử lý thông tin đối với các doanh nghiệp XNK trên địa bàn.
Cục đã rà soát, tham mưu cho Tổng cục Hải quan điều chỉnh hạng cho 62 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp được điều chỉnh từ rủi ro rất cao, rủi ro cao xuống rủi ro trung bình và rủi ro thấp, góp phần giảm tỷ lệ phân luồng đỏ cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn.
Cũng theo ông Nghiên, thời gian tới, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hải quan, mở rộng hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động cảng biển, kho, bãi (VASSCM); thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW); phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp.
Đơn vị chú trọng các hoạt động hỗ trợ, đối thoại, tham vấn doanh nghiệp, đảm bảo thực chất, có hiệu quả, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục XNK; thống kê, rà soát danh sách mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thuộc danh mục quản lý của các bộ, ngành để đề xuất danh sách các mặt hàng cần cắt giảm theo lộ trình.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy trình về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, giải quyết kịp thời vướng mắc của các chi cục, những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan./.
Lan Hương