Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân,ệtNamsẽhìnhthànhnềntảngsốquốcgiavềthôngtincơsởkq bóng đá truc tuyen góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.
Bài 1: Phút hoảng hồn của nữ phát thanh viên khi già làng dọa đổ cơm xuống suối
Bài 2: Người cán bộ 45 năm gắn bó với công tác truyền thanh cơ sở
Bài 3: Ứng dụng công nghệ giúp công tác thông tin cơ sở Bình Phước vươn xa
Bài 4: Vượt khó để đưa thông tin kịp thời đến người dân
Bài 5: Nữ cán bộ 'đài xã' và sáng kiến 'Tiếng loa học bài'
Bài 6: Làm cán bộ thông tin cơ sở cứ hết lòng sẽ được dân mến, dân tin
Bài 7: Chuyển đổi số là 'chìa khóa' đưa thông tin cơ sở đến với từng người dân
Bài 8: Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông tới đồng bào
Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống các phương thức thông tin, tuyên truyền tại Việt Nam, giúp truyền tải những thông tin chính thống, quan trọng tới đại đa số người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Mới đây, VietNamNet đã có buổi trao đổi với ông Phạm Bá Hùng, Giám đốc Công ty VTC Digital (Tổng công ty VTC, Bộ TT&TT). Buổi trò chuyện nhằm giải đáp các thắc mắc của nhiều người đối với Hệ thống thông tin nguồn, mô hình thành công trong việc chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở.
Nhiều người chưa biết đến Hệ thống thông tin nguồn do VTC phát triển. Ông có thể chia sẻ về mục đích ra đời của hệ thống này?
Ông Phạm Bá Hùng:Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình truyền thông thông tin phổ biến như truyền hình, truyền thanh radio, báo in, website tin tức, mạng xã hội, biển bảng ngoài trời, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một hệ thống truyền thông công cộng được số hóa sử dụng mạng lưới loa truyền thanh và bảng tin điện tử công cộng.
Bài toán thực tế đặt ra là cần có một giải pháp CNTT để quản lý, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị đầu cuối này, cũng như cung cấp nội dung, bản tin chính thống để phát tại các cụm loa và bảng tin điện tử công cộng. Chính vì vậy Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở (HTTT) được ra đời.
Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở bao gồm HTTT nguồn Trung ương và HTTT nguồn cấp tỉnh, kết nối đồng bộ với nhau trong việc sử dụng, chia sẻ dữ liệu và quản lý hoạt động thông tin cơ sở xuyên suốt từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cơ sở.
Hệ thống này giúp truyền tải thông tin trực tiếp từ chính quyền tới người dân một cách nhanh chóng bằng cách phát nội dung bản tin tại các cụm loa và bảng tin điện tử công cộng thông qua môi trường Internet 3G/4G/5G, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh.
Trên thế giới đã có mô hình nào tương tự như hệ thống này?
Ông Phạm Bá Hùng:Trên thế giới cũng đã có những mô hình tương tự. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản đã đưa vào sử dụng hệ thống cảnh báo thiên tai tự động, hoạt động dựa vào những vệ tinh được phóng lên quỹ đạo.
Thông qua các vệ tinh, hệ thống có tên gọi "J-Alert" sẽ truyền những tín hiệu cảnh báo thảm hoạ thiên nhiên từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (MA) tới cơ quan phòng chống thiên tai ở các thành phố, thị trấn.
Hệ thống này còn có thể tự động kích hoạt các chuông báo động và hệ thống phát thanh khẩn cấp ở các địa phương. Nhờ đó, những tín hiệu cảnh báo sẽ được truyền ngay tới các cơ quan chức năng địa phương, giúp đẩy nhanh tốc độ sơ tán người dân khỏi những vùng có nguy cơ xảy ra thảm họa.
Đến nay đã có bao nhiêu địa phương trên cả nước sử dụng Hệ thống thông tin nguồn do VTC phát triển?
Ông Phạm Bá Hùng:Tổng công ty VTC đã triển khai chính thức Hệ thống thông tin nguồn tại Lai Châu, Long An và triển khai thí điểm mẫu tại Hải Phòng.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Tổng công ty VTC đang triển khai giai đoạn 2 Hệ thống thông tin nguồn Trung ương kết nối với các tỉnh, thu thập ý kiến phản hồi để tiếp tục nâng cấp.
Trên thực tế, VTC đang phối hợp chặt chẽ với Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) triển khai thí điểm diện rộng Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh tại các tỉnh/thành phố trên cả nước, kết nối với Hệ thống thông tin nguồn Trung ương và các thiết bị đầu cuối đã triển khai tại địa phương linh hoạt, đồng bộ.
Tại những nơi được triển khai, hiệu quả mà hệ thống này mang lại ra sao?
Ông Phạm Bá Hùng:Việc triển khai đồng bộ HTTT nguồn thông tin cơ sở từ Trung ương đến địa phương theo mô hình liên thông 4 cấp, Trung ương - cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã sẽ hình thành nên một nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở, mang lại lợi ích lớn cho người dân, người làm công tác thông tin cơ sở và chính quyền các cấp.
Người làm công tác thông tin cơ sở sẽ được cung cấp các chức năng giám sát trạng thái hoạt động của mạng lưới thiết bị theo thời gian thực để kịp thời kiểm tra, khắc phục đảm bảo hệ thống hoạt động liền mạch.
Hệ thống còn đi kèm chức năng hỗ trợ sản xuất, biên tập tin tức như chuyển văn bản thành giọng nói, tiếp sóng các kênh phát thanh, giúp công việc được thực hiện dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức. Dù ở bất cứ đâu, chỉ cần smartphone hoặc laptop và kết nối Internet là có thể sử dụng, vận hành hệ thống.
Với người dân và chính quyền các cấp, hệ thống giúp truyền tải những thông tin thiết yếu, quan trọng như thông báo các sự kiện - hoạt động, thông tin về thời tiết, chính sách mới, yêu cầu của chính quyền... đặc biệt là những thông tin khẩn cấp như tình hình thiên tai, dịch bệnh…
Chính quyền các cấp cũng có thể quản lý, giám sát hoạt động, hiệu quả sử dụng của mạng lưới cụm loa, bảng tin điện tử công cộng tại địa phương trực tuyến theo thời gian thực.
Phải chăng các hệ thống thông tin cơ sở ngày càng phát huy vai trò khi được đặt đúng môi trường, bối cảnh phù hợp, đặc biệt là trong việc đối phó với các thảm họa, thiên tai?
Ông Phạm Bá Hùng: Hệ thống thông tin nguồn không những mang lại những giá trị và tác động tích cực vào cuộc sống thường nhật của người dân mà còn phát huy hiệu quả rõ rệt trong những tình huống, hoàn cảnh ngặt nghèo nhất mà điển hình là công tác ứng phó với đại dịch Covid-19 và cơn bão số 3 (Yagi) gần đây.
Trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, ra ngoài. Khi đó, các cán bộ truyền thanh đã sử dụng hệ thống thông tin nguồn để phát những nội dung tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn người dân phòng chống dịch ngay tại nhà, bằng chính chiếc điện thoại của mình.
Thông qua hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở, các cấp ở Trung ương, tỉnh, huyện cũng có thể gửi các nội dung, thông tin chính thống xuống phát tại các cụm loa truyền thanh và bảng điện tử công cộng để thông báo, chỉ đạo tới bà con.
Tương tự đối với cơn bão Yagi vừa qua, tại Hải Phòng, Quảng Ninh là những địa phương đang triển khai thí điểm Hệ thống thông tin nguồn của VTC cũng phát huy hiệu quả trông thấy.
Trong suốt thời gian bão tiến vào đất liền, các cán bộ vận hành đài truyền thanh xã đã thông qua hệ thống, liên tục phát các bản tin thông báo bão, đề nghị người dân trú tránh an toàn.
Loa truyền thanh, bảng tin điện tử công cộng hay bất cứ các phương tiện truyền thông thông tin cơ sở nào khác, khi được sử dụng đúng mục đích sẽ đều phát huy được hiệu quả cao nhất. Khi mang tới cho bà con những nội dung thiết thực, hữu ích, nhanh chóng, kịp thời nhất, các phương tiện thông tin cơ sở chắc chắn sẽ được đón nhận.
VTC có dự định gì tiếp theo đối với hệ thống thông tin nguồn? VTC có tính đến chuyện xuất khẩu hoặc thương mại hóa sản phẩm đặc thù này?
Ông Phạm Bá Hùng:Trước hết, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của VTC sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để cập nhật, nâng cấp các chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các nghiệp vụ giám sát, vận hành, chia sẻ nội dung của Cục Thông tin cơ sở, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
VTC sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Từ đó, biến Hệ thống thông tin nguồn trở thành cánh tay nối dài của Bộ TT&TT trong việc triển khai các hoạt động chuyển đổi số, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
Mục tiêu lớn nhất của VTC là đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực của mình cùng với Cục Thông tin cơ sở và các đơn vị liên quan, hình thành nên một nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số chung của đất nước.
Tại hội nghị quốc tế Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) diễn ra vào tháng 9/2023, VTC vinh dự được Bộ TT&TT chọn làm đơn vị tham gia triển lãm, giới thiệu Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở riêng có của Việt Nam với các nước ASEAN và đã để lại những ấn tượng đậm nét.
Trong khuôn khổ hội nghị, VTC đã tổ chức một số buổi giới thiệu, trao đổi thảo luận về Hệ thống thông tin nguồn với đoàn công tác của các nước quan tâm và nhận thấy, nhiều quốc gia trong khu vực cũng có nhu cầu với sản phẩm này. VTC vẫn giữ liên lạc, thường xuyên trao đổi thông tin với các đầu mối trong khu vực để tìm kiếm và kịp thời nắm bắt những cơ hội trong thời gian tới.
Cảm ơn ông!
Vì sao ngành tòa án tích cực chuyển đổi số bằng trợ lý ảo?Trợ lý ảo tòa án là minh chứng cho sự đổi mới của ngành tòa án Việt Nam, nhằm cải thiện hiệu quả công việc, giảm tải cho các thẩm phán và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.