【lịch sử đối đầu mu vs mc】Cân nhắc kỹ điều kiện vay 300 triệu USD cho Dự án cao tốc Đồng Đăng

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:29:04 评论数:
Khu kinh tếCửa khẩu Trà Lĩnh đang thu hút nhiều nhà đầu tưvào xây dựng kho ngoại quan,ânnhắckỹđiềukiệnvaytriệuUSDchoDựáncaotốcĐồngĐălịch sử đối đầu mu vs mc bãi tập kết hàng hóa, kho đông lạnh… phục vụ kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Đây là một trong những nội dung trong báo cáo về việc đầu tư tuyến đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, liên quan đến đề xuất của Cao Bằng về việc bố trí nguồn vốn đầu tư chuẩn bị Dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. Trong số này, vốn sẽ được ưu tiên thanh toán số nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi một phần vốn ứng trước theo quy định; bố trí một phần vốn đối ứng tối thiểu cho các dự án sử dụng vốn ODA theo hiệp định đã được ký kết; số dự kiến còn lại chỉ có thể bố trí một phần cho một số dự án cấp bách chuyển tiếp, dở dang.

“Do đó, sẽ không còn nguồn để bố trí hoặc ứng trước cho việc chuẩn bị đầu tư dự án này”, văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Đối với khoản tín dụng bên mua trị giá 300 triệu USD của Trung Quốc mà Cao Bằng đề xuất sử dụng để đầu tư Dự án, theo thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây không phải là vốn ODA, mà là khoản vay ưu đãi có điều kiện ràng buộc, ưu tiên sử dụng để thực hiện các dự án có khả năng thu hồi vốn và thực hiện theo cơ chế vay lại một phần hoặc toàn bộ khoản vay.

Bên cạnh đó, ngoài khoản tín dụng 300 triệu USD nêu trên, hiện chưa có nhà tài trợ nào khác bày tỏ quan tâm tài trợ cho Dự án, trong khi tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn xây dựng 2 làn xe lên tới 825 triệu USD.

Chính vì vậy, trong trường hợp Bộ Giao thông - Vận tải hoặc Cao Bằng vẫn có nhu cầu sử dụng khoản tín dụng nêu trên cho Dự án cần cân nhắc kỹ điều kiện vay, khả năng vay lại và khả năng trả nợ.

“Trên cơ sở đó, cơ quan chủ quản xây dựng đề xuất dự án theo quy định và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến các cơ quan liên quan, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu quan điểm.

Trước đó, Cao Bằng  đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải sớm trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư tuyến đường sang giai đoạn 2017 – 2020.

Cao Bằng cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông - Vận tải (hoặc giao UBND tỉnh Cao Bằng) làm chủ đầu tư; đồng thời ứng trước nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để khẩn trương lập hồ sơ đầu tư đầu tư dự án.

Đáng chú ý là lãnh đạo tỉnh Cao Bằng muốn Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu cho Chính phủ về nguồn vốn bố trí cho Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, trước mắt là khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc; chỉ đạo Bộ Tài chínhtham mưu cho Chính phủ đàm phán với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để đạt được thỏa thuận vay 300 triệu USD nêu trên để xây dựng tuyến đường.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Cao Bằng và UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì vay lại khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Lý do khiến Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra đề xuất nói trên là do theo điều 63, Luật Quản lý nợ công, Bộ này không phải là đối tượng được vay lại. Bên cạnh đó, hai đơn vị chủ lực trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng thuộc Bộ Giao thông - Vận tải gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) không đủ năng lực tiếp tục vay lại, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (CIPM) chưa có khả năng vay lại nếu Nhà nước không có cơ chế hỗ trợ phù hợp (hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay...).