【nhà cái uy tím】Banker và “cuộc đua” doanh số cuối năm

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:39:06 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Những tháng cuối năm, bên cạnh câu chuyện lãi suất, chạy đua kích cầu tiêu dùng, hoạt động nhộn nhịp của ngành ngân hàng thì tình trạng nhảy việc hay áp lực doanh số của nhân viên ngân hàng (banker) đến hẹn lại lên. Người trong ngành nói vui với nhau đây là “kỳ chuyển nhượng mùa xuân”.

Áp lực trên vai banker

Theo Giám đốc Kienlongbank chi nhánh Cà Mau Mạch Quốc Phong, hiện nay chưa có dấu hiệu tăng lãi suất cho vay một cách đồng loạt, song giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là không đơn giản. Thậm chí, giữ được mặt bằng lãi suất từ nay đến cuối năm đã là một nỗ lực rất lớn của các tổ chức tín dụng. Lý do là từ nay đến cuối năm, những biến động thị trường tài chính thế giới có thể tiếp tục gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam. Từ đó kéo theo lãi suất cho vay có thể tăng theo. “Nếu lãi suất tiếp tục tăng cao, khách hàng gửi tiền hưởng lợi. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, BOT… sẽ gặp khó”.

Nhân viên Kienlongbank Cà Mau nỗ lực làm việc để hoàn thành chỉ tiêu cuối năm. Ảnh Việt Mỹ

Đây là nguyên nhân dẫn đến ngành ngân hàng cuối năm phải ra sức áp số các nhân viên, đặc biệt là mảng tín dụng. Ở thời điểm này, các banker phải vật lộn với mục tiêu doanh số được giao. Thế nhưng, chất lượng dịch vụ, mục tiêu, kế họach và các mối quan hệ sẽ giúp họ giảm một phần gánh nặng này.

Ông Võ Văn Đức, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) chi nhánh Cà Mau, cho biết: “Để có thể vượt qua áp lực doanh số tín dụng, mỗi nhân viên ngân hàng cần phải chủ động và phân bổ kế hoạch hàng tháng. Đồng thời, nhân viên ngân hàng cũng cần phải về đích thật nhanh vào những tháng cuối năm, làm nền tảng cho cả năm 2020”.

Chẳng hạn như, với chỉ tiêu tín dụng, cần đạt dư nợ tốt vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, vì đây là thời điểm nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp cao. Nếu không chạy được doanh số cho những tháng cuối năm này thì sẽ bị động cho những tháng đầu năm của năm mới. Vì đây là thời điểm trùng với lịch nghỉ tết và chịu ảnh hưởng không khí tết, theo quan niệm của người dân, “đầu năm vay tiền, cả năm xui”. 

Ngoài ra, các banker cũng nên hết sức bình tĩnh, không nên quá áp lực về doanh số của một số sản phẩm nào đó của ngân hàng mà thêm lúng túng. Ông Võ Văn Đức nói thêm: “Một banker nếu không hoàn thành chỉ tiêu tín dụng, vẫn còn rất nhiều sản phẩm khác để bán như: Bảo hiểm, huy động, thanh toán quốc tế, thẻ tính dụng, bảo lãnh… Theo đó, cái ngân hàng cần không phải là nhân viên lúc nào cũng vùi đầu vào doanh số rồi căng thẳng, mà chỉ cần thực hiện đúng thế mạnh và nâng cao lên, để bù đắp cho các chỉ tiêu còn hạn chế.

Tín hiệu lương, thưởng

Đối với khách hàng, một khi “mặc cả” được lãi suất thường sẽ tiếp tục “mặc cả” thêm nhiều thứ khác, đôi khi chính khách hàng gây áp lực lên thanh khoản của ngân hàng, đặc biệt khi có số dư tiền gửi lớn và biết rằng chi nhánh đang phụ thuộc vào nguồn này. Ông Mạch Quốc Phong mong muốn nhân viên của ngân hàng mình: “Điều mà các banker cần là những kỹ năng bán hàng cơ bản, giao tiếp, kinh nghiệm và giữ mối quan hệ… để có thể thành công hơn. Những thông tin cá nhân của khách hàng, banker cần nắm rõ và lưu trữ đầy đủ để không gặp phải những tình huống khó khăn, áp lực”.

Ngành ngân hàng cũng có khá nhiều áp lực, nhưng khi vượt qua được những áp lực đó, banker sẽ được rèn luyện thành con người có ý chí và tinh thần thép. Khi đó KPI (chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả) không phải là gánh nặng mà sẽ là mục tiêu phấn đấu, để đến khi hoàn thành rồi, sẽ thấy thành quả của mình thật là tuyệt vời. Và banker sẽ có thêm thật nhiều mối quan hệ, không chỉ là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, mà còn là mối quan hệ ngoài xã hội. Mỗi nhân viên ngân hàng cần rèn luyện khả năng chịu áp lực cao, cách làm việc và sắp xếp công việc một cách khoa học, để mỗi ngày đi làm luôn tự tin, tràn đầy năng lượng.

Bên cạnh đó, lương thưởng tết là động lực lớn cho các nhân viên ngân hàng nỗ lực cuối năm. Một số ngân hàng “bão lớn” về lợi nhuận thì sẽ tỷ lệ thuận với thưởng nóng. Đương nhiên, các con số bình quân của ngân hàng tổng hợp cuối năm chưa phản ánh được hoàn cảnh chính xác và công bằng với  đóng góp của từng cá nhân về thu nhập hay năng suất làm việc. Chưa kể, lợi nhuận của các ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả lãnh đạo nhà băng, thâm niên, hệ thống mạng lưới và giá trị thương hiệu. Dù vậy, chỉ tiêu thu nhập trung bình và tỷ suất lợi nhuận trên đầu người phần nào phản ánh được bức tranh phát triển của ngân hàng./.

Việt Mỹ

最近更新