【ti le keo c1】Hậu quả từ chính sách “thắt lưng buộc bụng”

hau qua tu chinh sach that lung buoc bung

Ảnh minh họa. Ảnh internet.

Oxfam nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang ở trong một cuộc khủng hoảng gay gắt với nạn thất nghiệp và bất bình đẳng dẫn đến tình trạng bất ổn về kinh tế và thất vọng xã hội. Cuối năm ngoái,ậuquảtừchínhsáchthắtlưngbuộcbụti le keo c1 hơn 24% dân số châu Âu, tương đương 121 triệu người, sống ở mức nghèo khổ. Chính sách thắt lưng buộc bụng do EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) áp đặt sau vụ phá sản của Lehman Brothers vào năm 2008 chẳng khác gì "liều thuốc độc", tưởng là cứu người bệnh nhưng thực ra đang giết chết họ.

Oxfam cho rằng cách thức thực hiện chính sách trên trong 5 năm qua đã giúp các tầng lớp giàu nhất châu Âu và giới tài chính được lợi đáng kể, nhưng lại nhấn chìm hàng chục triệu người khác vào nạn đói nghèo. Theo Giám đốc Oxfam Natalia Alonso, khoảng cách giàu nghèo ở Anh và Tây Ban Nha có thể tương tự ở Nam Sudan hoặc Paraguay.

Chính sách thắt lưng buộc bụng đã tàn phá nhiều nền kinh tế ở khắp châu lục, nhất là Nam Âu, dẫn tới lương và sức mua của người dân châu Âu cũng đã giảm đáng kể. Thời kỳ 2010-2012, lương thực tế giảm hơn 3,2% ở Anh, Bồ Đào Nha, Italy, Tây Ban Nha, riêng ở Hy Lạp giảm tới hơn 10%. Thực tế này đương nhiên làm gia tăng đói nghèo, mà một trong những bằng chứng rõ nhất là giảm sinh.

Thất nghiệp tăng và giảm lương đã phá vỡ các chương trình phúc lợi, bãi bỏ nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội và chăm sóc y tế, khiến các cặp vợ chồng ngày càng lo ngại cho tương lai và không dám sinh con, dẫn tới tỷ lệ sinh ở châu Âu giảm mạnh. Cơ quan thống kê EU (Eurostat) mới đây báo cáo, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, tỷ lệ sinh ở Hy Lạp giảm hơn 10%, hiện chỉ khoảng 1,3 con/phụ nữ, trong khi tỷ lệ sinh cần thiết là 2% mới duy trì được số dân ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo Eurostat, sản lượng công nghiệp vẫn tiếp tục giảm cả trong khu vực đồng euro lẫn trong EU nói chung. Nạn thất nghiệp hàng loạt và giảm thu nhập thuế kết hợp với việc tăng lãi suất đối với các khoản tiền trả nợ cho EU và IMF đã làm tăng nợ công tại nhiều nước.

Đến cuối năm 2013, mức nợ của Hy Lạp được dự đoán sẽ lên tới 180% tổng sản phẩm quốc nội, của Italy và Bồ Đào Nha cũng sẽ vào khoảng 120%. Nhiều nước châu Âu khác cũng ở tình trạng nợ nần tương tự, buộc phải tìm phương án xây dựng những cơ chế mới nhằm bảo vệ các ngân hàng và cộng đồng tài chính trước nguy cơ sẽ nổ ra cuộc khủng hoảng mới.

Trà Mi

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
下一篇:Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?