当前位置:首页 > Thể thao > 【kqbd c1 nam my】Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc

【kqbd c1 nam my】Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc

2025-01-26 03:22:41 [Cúp C1] 来源:88Point
EU là điểm sáng của thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Dòng chảy tiếp tục được khơi thông Dự báo 6 tháng,ệtNamđangbántômnhiềunhấtsangthịtrườngTrungQuốkqbd c1 nam my xuất khẩu thủy sản thu về 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm hùm tăng đột phá 70 lần

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 72% với giá trị gần 935 triệu USD, tăng 21%, tôm sú chiếm 12% đạt 155 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023. Chiếm tỷ trọng cũng đáng kể là tôm hùm, chiếm hơn 8% đạt trên 106 triệu USD, với mức tăng đột phá gấp gần 70 lần so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sắt, tôm càng, tôm tít, tôm vằn cũng có xu hướng tăng tích cực trong thời gian qua.

5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tăng nhập khẩu 112 lần tôm hùm xanh từ thị trường Việt Nam
5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tăng nhập khẩu 112 lần tôm hùm xanh từ thị trường Việt Nam

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các sản phẩm tôm chế biến đều có xu hướng giảm. Trong đó, tôm chân trắng chế biến mã HS 16 giảm 31%, tôm sú chế biến giảm 72%, tôm khô và tôm khác chế biến giảm lần lượt 41% và 99%. Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm tôm sống/tươi/ướp lạnh/đông lạnh tăng, cụ thể: Tôm chân trắng tăng 12%, tôm sú tăng đột phá gấp 158 lần…

Đáng chú ý, Trung Quốc đã soán ngôi vị của Hoa Kỳ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng, chủ yếu nhờ tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (+30%). Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ chiếm 17,4% tỷ trọng và chỉ tăng nhẹ 4%. Mặc dù nhập khẩu đang hồi phục dần dần nhưng giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm nhẹ 3%, trong khi xuất khẩu sang EU tăng nhẹ 1%. Xuất khẩu tôm sang một số thị trường có xu hướng tích cực hơn gồm: Canada (+51%), Anh (+15%), Nga (+332%)…

Theo ông Đỗ Ngọc Tài - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh - Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, trong đó có 5 thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cơ hội và thách thức song hành

Ngày 25/3/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sợ bộ trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (thuộc mã HS: 0306.17, 1605.21 và 1605.29) có xuất xứ từ Việt Nam. Đây là vụ việc được khởi xướng ngày 14/11/2023 và được DOC tiến hành điều tra theo đề nghị của Hiệp hội các nhà chế biến tôm Hoa Kỳ với thời kỳ điều tra từ 1/1 - 31/12/2022.

Giá trung bình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường

DOC đã xác định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể, 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 1 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc. Mức thuế 196,41% được xác định dựa trên các dữ kiện sẵn có bất lợi khiến mức thuế tăng cao so với các doanh nghiệp khác.

Sau khi Kết luận sơ bộ được ban hành trên Công báo liên bang, Cơ quan hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ tiến hành yêu cầu đặt cọc đối với các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo mức thuế chống trợ cấp sơ bộ nêu trên. Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng kết luận sơ bộ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và sự lựa chọn của các nhà nhập khẩu đối với tôm từ các nước.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký VASEP, thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam cứ ngỡ thấp hơn Ấn Độ và Ecuador nhưng đến phút cuối DOC điều chỉnh và công nhận mức thuế của Ecuador còn 2,89% tương đương với Việt Nam. Ngoài ra vụ kiện chống bán phá giá đang vào giai đoạn rà soát POR19 với diễn biến hết sức phức tạp.

Cũng theo ông Trương Đình Hòe, ngành tôm Việt Nam phải cạnh tranh giá với tôm từ Ecuador, hiện nay tôm Ecuador xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm 65% tổng sản lượng. Hiện nay, có 2 thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam là Hoa Kỳ và Trung Quốc thì đều phải cạnh tranh với tôm từ Ecuador và Ấn Độ. Trong khi tại thị trường EU thì trì trệ bởi các vấn đề về chứng nhận bền vững như ASC, sắp tới là các quy định về khí thải nhà kính. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang gặp khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ cho nên sẽ tập trung vào thị trường khác, trong đó có EU, dó đó xuất khẩu tôm vào EU khó có thể tăng trưởng trong thời gian tới.

Về mặt giá thành sản xuất, giá tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan. Ví dụ, với tôm thẻ chân trắng cỡ trung bình 70 con/kg tại đầm của Việt Nam năm nay vẫn đang cao hơn khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg so với tôm cùng cỡ của Thái Lan, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/kg so với tôm Ấn Độ và cao hơn 30.0000 - 35.000 đồng/kg so với tôm Ecuador. Do vậy, về giá xuất tôm Việt Nam vẫn khó cạnh tranh với các nước còn lại nếu xuất tôm nguyên liệu như tôm nguyên con, tôm PTO, PDTO, tôm thịt PD…

Mặc dù Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, theo ông Đỗ Ngọc Tài, sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (+30%). Ông Tài cho rằng, những tháng tiếp theo đến cuối năm, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc có thể không tăng. Nguyên nhân là do một số nước như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung xuất khẩu vào thị trường này, do Hoa Kỳ áp thuế cao, vì thế tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn về giá, đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con.

Bên cạnh những khó khăn, tôm Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Trung Quốc và Hoa Kỳ. Theo VASEP, ngành tôm Ecuador phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm việc hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra và từ chối dán nhãn sulfite, thuế chống trợ cấp mới ở Hoa Kỳ và tiêu dùng tôm toàn cầu sụt giảm.

“Hồi tháng 3/2024, Trung Quốc tuyên bố tổng cộng 43 lô hàng tôm Ecuador đã bị từ chối trong 2 tháng đầu năm, chủ yếu do hàm lượng sulfite quá cao. Từ tháng 2, Trung Quốc siết chặt kiểm tra tôm nhập khẩu từ Ecuador, khiến cho nguồn cung tôm cho thị trường này bị đình trệ”, VASEP dẫn thông tin.

Với thị trường Ấn Độ, một nhà máy sản xuất và xuất khẩu tôm lớn mới đây trở thành tâm điểm của một loạt cáo buộc liên quan đến các tài liệu giả mạo, cố tình vận chuyển tôm dương tính với kháng sinh sang Hoa Kỳ và ngược đãi công nhân.... Sau cáo buộc đó, có hàng loạt các động thái phản ứng từ các nhà nhập khẩu và thị trường Hoa Kỳ đối với tôm Ấn Độ.

Sysco – công ty dịch vụ thực phẩm lớn nhất ở Hoa Kỳ, ngay lập tức ngừng mua tôm từ Ấn Độ. Hiệp hội các nhà chế biến tôm Hoa Kỳ (ASPA) đã đệ trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được cho là được sản xuất bằng “lao động cưỡng bức”, theo yêu cầu của mục 307 của Đạo luật thuế quan năm 1930. ASPA cũng đã đệ đơn cáo buộc lên chính phủ Hoa Kỳ lập luận rằng việc chính phủ Ấn Độ không thực thi luật lao động cơ bản nhất của mình đã mang lại trợ cấp cho các nhà sản xuất tôm Ấn Độ.

Ấn Độ đã xuất khẩu 296.400 tấn tôm trị giá 2,47 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2023, tăng 215% về giá trị và 125% về khối lượng trong 10 năm qua. Những bất lợi của ngành tôm Ecuador và Ấn Độ trong những tháng đầu năm nay có thể cũng là thông điệp quan trọng để các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam cần thận trọng với các vấn đề lao động và môi trường, an toàn thực phẩm trong quy trình nuôi trồng - chế biến – xuất khẩu đi các thị trường. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đối với 2 nước sản xuất tôm trên cũng là cơ hội cho nguồn cung cấp tôm Việt Nam.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读