【số liệu thống kê về brighton gặp ajax】Ngành Tài chính: Vượt thu ngân sách, bội chi được đảm bảo
Thu vượt, bội chi đảm bảo an toàn
Chia sẻ với báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, thống kê đến 12 giờ 30 phút ngày 31/12/2017, tổng thu NSNN đã đạt 105,4%, vượt dự toán Quốc hội giao 5,4%, tương đương số tiền vượt là 66.000 tỷ đồng. Ước tính con số vượt thu cuối cùng khoảng 70.000 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, kết quả trên có được chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhờ vào tăng trưởng kinh tế 6,81%. Cụ thể, trong cơ cấu thu NSNN năm 2017, thu từ thuế, phí, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao nhất, tăng tới 23% so với cùng kỳ năm ngoái; khu vực FDI tăng hơn 20% so với cùng kỳ; khu vực thuế Thu nhập cá nhân tăng khoảng 22% so với cùng kỳ. Một nguyên nhân nữa là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; về cải cách thủ tục hành chính thuế năm 2017 có một bước tiến rất quan trọng, nâng chỉ số nộp thuế của Việt Nam đứng ở vị trí 86/190 quốc gia, tăng 81 bậc so với năm trước, bằng với trình độ của các nước ASEAN 4.
Ngoài ra Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý để ngành Thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Qua thanh tra, kiểm tra thuế, đã xử lý tăng thu trên 17.000 tỷ đồng. Đã đấu tranh giảm lỗ trên 33.000 tỷ đồng. Công tác xử lý nợ thuế cũng đạt được kết quả rất quan trọng. Đây là những nguyên nhân quan trọng để ngành Thuế thu vượt dự toán được Quốc hội giao.
Đối với thu từ hoạt động XNK, “chốt sổ” đến ngày 31/12/2017, số thu NSNN của ngành Hải quan là 297.082 tỷ đồng, bằng 104,24% dự toán, bằng 100,7% chỉ tiêu phấn đấu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao, tăng 9,47% so với năm 2016. Để đạt được số thu này, ngành Hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, từ cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, giảm thời gian thông quan cho hàng hóa XNK, chống nợ đọng, chống thất thu, tăng cường chống buôn lậu, thanh tra, kiểm tra... Quan trọng hơn cả, việc vượt thu từ XNK đã góp phần giúp ngành Tài chính hoàn thành dự toán ngân sách Trung ương được Quốc hội giao.
Chia sẻ về các giải pháp để đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIV: Ngoài việc triển khai các giải pháp tăng thu NSNN, Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương nhận trợ cấp từ Trung ương phải tự đảm bảo. Nếu địa phương hụt thu thì phải sử dụng nguồn tại chỗ để xử lý, kể cả dự phòng, trường hợp còn lại có thể Trung ương bù nhưng gần như Trung ương cơ bản không bù. Ngoài ra, nguồn thu từ các địa phương có điều tiết về Trung ương được coi là trọng điểm để tăng thu. Bên cạnh đó, việc quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng được kiểm soát chặt chẽ nhằm tăng dư địa cho cân đối Trung ương. Các đơn vị cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các tập đoàn, các tổng công ty lớn; quyết liệt thu từ cổ phần hóa. Những giải pháp đó đã góp phần đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương và giúp tổng thu ngân sách vượt dự toán.
Một điều đáng mừng, sau một thời gian liên tục tăng, bội chi năm 2017 đã được đảm bảo. Nếu như trong các năm 2011 và 2012, bội chi ở mức 5,3% GDP, thì năm 2013 đã lên đến 6,6% GDP, năm 2014 là 6,33% GDP và 2015 là 6,28% GDP. Những con số trên đều cao hơn mức Quốc hội quyết định của cả giai đoạn là 4,5% GDP. Có nhiều nguyên nhân tăng bội chi, trong đó có nguyên nhân do chi thường xuyên tăng cao và nhu cầu tăng chi cho đầu tư phát triển. Thu NSNN luôn đạt và vượt kế hoạch, song do nhu cầu chi lớn nên vẫn phải duy trì bội chi ngân sách. Đến năm 2016, bội chi NSNN đã giữ ở mức dự toán và báo cáo Quốc hội là 4,95% GDP kế hoạch (5,64% GDP thực hiện). Đến nay, năm 2017, bội chi đã đảm bảo được cả số tuyệt đối (không vượt 178.300 tỷ đồng) và tương đối (không quá 3,5% GDP).
Kiểm soát chặt các khoản chi
Bước sang năm 2018, nhiệm vụ cân đối NSNN của ngành Tài chính càng nặng nề hơn khi hàng loạt dòng thuế giảm sâu hoặc về 0% theo các cam kết hội nhập. Đặc biệt, năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là năm thứ 2 triển khai các nghị quyết và chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội như: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; chủ trương, giải pháp tái cơ cấu NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Do đó, đòi hỏi phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn ngành Tài chính nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN đã đề ra. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, ngành Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với chính sách tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ phát triển thị trường, tạo đà vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các DN thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc.
Bộ Tài chính cũng sẽ kiên định mục tiêu điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Đối với các địa phương, điều hành chi trong phạm vi dự toán, phấn đấu thu vượt dự toán và chủ động dành nguồn để thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành, giảm nguồn ngân sách Trung ương phải hỗ trợ.
Khuyến nghị thêm, ông Bùi Đức Thụ, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chi NSNN phải được cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư. Trong đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, phải lấy chỉ tiêu hiệu quả lên hàng đầu; phân cấp và xác định rõ, quyền nhiều thì trách nhiệm lớn, đi kèm là cơ chế kiểm tra, kiểm soát kịp thời. Cơ chế quản lý phải chú trọng ngăn ngừa xảy ra tiêu cực, thất thoát.
TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính: Nhiều thách thức đặt ra với ngành Tài chính khi bội chi ngân sách cao, nợ công đang tiến sát trần, những khó khăn trong giảm quy mô và điều chỉnh cơ cấu chi thường xuyên… Những năm gần đây, quy mô thu NSNN giảm nhanh so với chi ngân sách. Tốc độ tăng trung bình trong 10 năm qua cho thấy chi ngân sách là 17,4%, chi thường xuyên là 18,3%, nhưng thu NSNN chỉ đạt 15%. Trong khi chi thường xuyên liên tục tăng nhanh, thì chi đầu tư lại giảm. Tốc độ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển giai đoạn 2012 - 2016 chỉ đạt 6,5% năm, thấp hơn nhiều tỷ lệ 17 - 18% mỗi năm (giai đoạn 2007 - 2011) và thấp hơn nhiều tốc độ tăng chi thường xuyên (đạt trung bình 14% giai đoạn 2012 - 2016). Thời gian tới, cần phải gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu công và mục tiêu đạt được, giảm chi thường xuyên, đồng thời tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về chi tiêu công ở các cấp, nhất là ở địa phương để thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. |
(责任编辑:World Cup)
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- Vì sao Đồng Nai 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa
- Chuỗi dự án nông nghiệp sắp mang về 2 tỷ USD mỗi năm của DHN
- Cửa hàng SJC Đà Nẵng mở cửa trở lại, khách vẫn phải thất vọng quay về
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Chậm nhất 20/10, TP.HCM sẽ ban hành bảng giá đất phục vụ cho năm 2025
- Chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng từ chiều nay: Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền
- Giá vàng nhẫn lại lập đỉnh cao chưa từng có, vượt 84 triệu đồng/lượng
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- BIDV và HFIC hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế
- Cục thuế tỉnh Bình Định hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh với CEO Bamboo Airways
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng ngồi một chỗ mà hy vọng bán được hàng giá cao!
-
Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
Thông tin từ UBND xã Thuỷ Đường (huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) trưa 31/7 xác nhận: Vụ tai nạn lao ...[详细] -
Giá xăng trong nước ngày mai có thể giảm nhẹ
(VTC News) - Dựa trên diễn biến giá dầu thế giới những ngày qua, nhiều ý kiến dự báo giá xăng dầu tr ...[详细] -
Chấp nhận đi làm xa cả trăm km vì không mua nổi nhà Hà Nội giá cao ngất
(VTC News) - Giá nhà Hà Nội quá cao khiến nhiều người không mua nổi, phải chấp nhận đi làm hàng trăm ...[详细] -
'Khai tử' nhà siêu mỏng, siêu méo: Nhìn lại những ngôi nhà được rao bán tiền tỷ
(VTC News) - Theo quy định của UBND TP Hà Nội, từ 7/10, thửa đất sau khi thu hồi còn lại dưới 15m2, ...[详细] -
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Thị trường carbon, công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero Tham gia vào thị trường carbon: Doanh n ...[详细] -
Phát hiện hàng thời trang giả nhãn mác nổi tiếng ở Quảng Trị
(VTC News) - Lực lượng chức năng Quảng Trị phát hiện cửa hàng bán 365 sản phẩm thời trang balo, túi ...[详细] -
Giá xăng dầu hôm nay 16/10: Tăng, giảm trái chiều
(VTC News) - Lúc 6h ngày 16/10, giá dầu Brent ở mức 74,25 USD/thùng, giảm 3,21 USD/thùng so với hôm ...[详细] -
Tiết kiệm trả lãi trước là gì?
(VTC News) - Khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, nhiều người sẽ được tư vấn lựa chọn hình thức trả ...[详细] -
Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
Your browser does not support the audio element. ...[详细] -
Giá điện tăng 4,8%: Người dân lo hàng hóa cuối năm 'dựng ngược'
(VTC News) - Từ ngày 11/10, giá điện bán lẻ bình quân tăng 4,8% khiến người dân lo ngại giá cả hàng ...[详细]
17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
Sunshine Homes được vinh danh Top Thương hiệu mạnh
- Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- Chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng từ chiều nay: Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền
- Cửa hàng thời trang ở Đà Nẵng bị phạt vì bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng
- Tiết kiệm trả lãi trước là gì?
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Nhà xây sẵn nhưng chưa có giấy chứng nhận có được chuyển nhượng?
- Giá vàng hôm nay 18/10: Tăng dữ dội, lập kỷ lục mới, sắp chạm 2.700 USD/ounce