当前位置:首页 > Thể thao

【tỉ lệ ăn lô】Tháng Tư nhớ Trịnh…

Đã là năm thứ 20 ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm,ưnhớTrịtỉ lệ ăn lô nhưng âm nhạc của ông vẫn được công chúng trong và ngoài nước đón nhận. Kỷ niệm ngày ông mất, nhiều chương trình nghệ thuật, đêm nhạc tưởng niệm diễn ra nhiều nơi.

Chân dung nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Nhiều hoạt động tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Với chủ đề “Những sớm mai Việt Nam”, 2 đêm nhạc Trịnh được gia đình ông và những người yêu thích nhạc Trịnh đến từ mọi miền đất nước tổ chức tại phòng trà Đà Lạt House và Nghĩa trang Gò Dưa, Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 31-3 và 1-4. Đây là dịp để những người yêu mến nhạc Trịnh cùng đốt nến, tưởng niệm, hát và thưởng thức những ca khúc nhạc Trịnh từng làm say đắm bao thế hệ. Cùng chủ đề này, còn có 5 đêm nhạc khác tại Hà Nội, Huế, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và Đà Lạt.

Những bài hát được chọn không chỉ những ca khúc từng được đông đảo khán giả yêu mến, mà còn chọn những ca khúc có chủ đề về những khó khăn trong cuộc sống, có tính triết lý, thiền… để thể hiện. Ngoài những ca sĩ tên tuổi từng thành công với nhiều tác phẩm của Trịnh Công Sơn như: Tùng Dương, Quang Dũng, Đức Tuấn…, các chương trình còn có sự tham gia của các ca sĩ trẻ: Lân Nhã, An Trần, Hoàng Trang và một số rapper trẻ, như một cách làm mới nhạc Trịnh đầy thú vị.

Cùng với những đêm nhạc tưởng niệm, năm 2021 rất đặc biệt, bởi còn có nhiều hoạt động thú vị khác ngoài âm nhạc. Đó là có một triển lãm tranh Trịnh Công Sơn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây là một mảng khá lớn, ngoài gia tài đồ sộ về âm nhạc của ông. Những tác phẩm tranh của cố nhạc sĩ này luôn được đánh giá cao, thể hiện đẳng cấp về nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa. Một tuyển tập tranh của ông và quyển sách nghiên cứu về những triết lý trong nhạc Trịnh cùng các ca khúc da vàng của tiến sĩ triết học Thái Kim Lan cũng dự kiến ra mắt trong năm nay…

Bộ phim điện ảnh “Em và Trịnh” sẽ ra mắt trong năm nay, góp thêm một góc nhìn về Trịnh qua lăng kính điện ảnh. Phim do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn, vừa đóng máy và bắt đầu công đoạn hậu kỳ, hứa hẹn sẽ là một tác phẩm điện ảnh tạo điểm nhấn.

Nhạc Trịnh sống mãi…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là nhạc sĩ lớn, cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam với hàng trăm tác phẩm được công chúng yêu mến, có sức sống mãnh liệt.  Nhạc của ông mang nét độc đáo riêng, nhiều tầng ý nghĩa và người nghe có thể cảm nhận được qua ca từ, giai điệu. Từ đó, có thể gọi nhạc ông là một thể loại nhạc riêng biệt - nhạc Trịnh.

Có 3 chủ đề lớn trải dài trong toàn bộ những sáng tác của ông là về tình yêu, phận người và phản chiến, với những ca khúc: “Ướt mi”, “Như một lời chia tay”, “Biển nhớ”, “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Diễm xưa”, “Chiếc lá thu phai”, “Cát bụi”, “Xin cho tôi”, “Nối vòng tay lớn”… Rất nhiều ca sĩ chọn nhạc Trịnh để thể hiện, nhưng ghi đậm dấu ấn trong lòng người mộ điệu, phải kể đến Khánh Ly, Lệ Thu, Hồng Nhung, Quang Dũng, Trịnh Vĩnh Trinh. Mỗi người có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau, cùng góp phần đưa những tác phẩm của ông sống trong lòng người hâm mộ.

Những năm gần đây, một số ca sĩ trẻ đã chọn cách làm mới nhạc Trịnh, để thể hiện niềm đam mê, lòng mến mộ và sự yêu kính một nhạc sĩ tài hoa bằng việc làm mới những tác phẩm của ông, trong đó, thành công bước đầu phải kể đến Hà Lê, một vũ công, ca sĩ theo đuổi dòng nhạc hip-hop với ngoại hình “bụi”, “cool, ngầu”. Thế nhưng, khi nghe Hà Lê hát “Diễm xưa”, “Mưa hồng”, “Hạ trắng”…, thổi vào đó nhịp thở của cuộc sống hiện đại, khán giả lại cảm nhận được sự tươi mới theo cách cảm nhận của một người trẻ năng động, sáng tạo. Hay nữ ca sĩ Đồng Lan cũng khá thành công khi đưa chất Jazz vào nhạc Trịnh, tạo thêm sự sáng tạo cho những tác phẩm vốn đã đẹp và thanh tao… Tất cả đều là những thử nghiệm thú vị, mang đến người nghe nhiều cách cảm thụ nhạc Trịnh khác nhau. Đó là chưa kể có những ca sĩ người Nhật đã tìm đến nhạc Trịnh và thể hiện các ca khúc của ông một cách rất tình.

Nghe nhạc Trịnh, có người cảm nhận được sự bình dân, nhẹ nhàng từ hiện thực cuộc sống, cũng có người cảm nhận có đầy chất thơ và nhiều tầng ý nghĩa sâu xa, nghiên cứu nhiều vẫn chưa thể cảm hết được. Cũng có người không cần hiểu, cũng cảm thấy… hay.

Chưa ai dám nói mình hiểu hết, hay hát hay nhất nhạc Trịnh. Vậy nên, âm nhạc đến từ trái tim sẽ được trái tim cảm nhận và một mỗi thời đại khác nhau, nhạc Trịnh lại được cảm và thể hiện theo những cách rất khác nhau, làm nên sự thú vị, giúp nhạc Trịnh sống mãi trong lòng công chúng.

THẢO HƯƠNG

分享到: