【bdkq ngoại hạng anh】Quản lý xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử thuận lợi kích thích doanh nghiệp tốt phát triển

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-10 09:29:02 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:93次
Sửa đổi,ảnlýxuấtnhậpkhẩuquathươngmạiđiệntửthuậnlợikíchthíchdoanhnghiệptốtpháttriểbdkq ngoại hạng anh bổ sung một số quy định về thương mại điện tử
Quản lý thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
Sửa đổi quy định về việc sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay cá nhân kinh doanh
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Tại cuộc họp hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, đang được lấy ý kiến rộng rãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, cần phải có nền tảng pháp luật để vận hành ổn định về pháp luật, đảm bảo tính pháp lý. Doanh nghiệp (DN) cũng muốn qua Nghị định này được hưởng thủ tục tốt hơn, nhanh hơn, ổn định hơn nhưng dựa trên nền tảng chấp hành pháp luật tốt hơn. Trên tinh thần ấy Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu thực tế, tài liệu, khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới, kinh nghiệm các nước để xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, hiện hoạt động thương mại điện tử vẫn đang diễn ra, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 tăng rất nhanh và sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ quan Hải quan cũng nhận thấy có nguy cơ đối tượng lợi dụng gian lận thương mại. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng Nghị định đáp ứng hai yêu cầu vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo quản lý, kiểm soát.

Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh, doanh nghiệp thì mong muốn giảm chi phí, thông quan nhanh, cơ quan Hải quan vẫn phải đảm bảo công tác quản lý, không để tình trạng gian lận, đưa hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ vào nội địa. Trong khi thực tế, có hiện tượng chia nhỏ lô hàng để gian lận thuế. Chính vì thế thông qua xây dựng cơ chế chính sách sẽ tạo ra môi trường ổn định, minh bạch. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển của loại hình này và nhiều nước trên thế giới đã có chính sách quản lý phù hợp.

Góp ý vào dự thảo Nghị định, Công ty DHL đánh giá cao định hướng và kế hoạch của Chính phủ cũng như cơ quan Hải quan trong việc xây dựng văn bản pháp luật giúp tạo cơ sở pháp lý rõ ràng minh bạch, hỗ trợ các thủ tục xuất nhập khẩu hàng thương mại điện tử được nhanh chóng, thuận lợi. Những quy định mới sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

Về các nội dung cụ thể tại dự thảo, DHL cũng góp ý chi tiết nhiều điều, khoản. Chẳng hạn, về hệ thống điện tử hải quan lưu giữ thông tin liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, DHL kiến nghị làm rõ thời gian lưu giữ trong bao lâu, đề xuất cho phép lưu giữ trong thời gian 5 năm tương đương như thời gian lưu giữ theo Luật Hải quan. Hay về vấn đề kết nối, trao đổi thông tin hoạt động thương mại điện tử, DHL mong muốn được làm rõ cơ chế kết nối tra cứu thông tin; đồng thời đề xuất cho phép tất cả các đối tượng liên quan đến lô hàng đều có thể truy cập tra cứu thông tin chứ không chỉ có người khai hải quan mới có thể tra cứu thông tin.

DHL cũng kiến nghị về về vấn đề miễn kiểm tra chuyên ngành hay chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử theo hướng nâng số lần được miễn kiểm tra chuyên ngành/ngày/tháng, cũng như nâng ngưỡng miễn thuế.

Góp ý vào dự thảo Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng thương mại điện tử là xu hướng phát triển tất yếu, ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì vậy, việc xây dựng các quy định về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế… tại dự thảo Nghị định nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Hơn nữa, việc xây dựng một hệ thống quản lý thông tin hoạt động thương mại điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thương mại điện tử trong thời gian tới cũng như tạo thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

Đi sâu vào các nội dung dự thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý nhiều điều, khoản cụ thể. Cụ thể về hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tích hợp các chức năng khai báo, làm thủ tục hải quan cho mọi loại hình hàng hóa trên cùng một hệ thống hoặc liên thông dữ liệu, trong đó có khối chức năng riêng cho hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính.

Ngoài ra về vấn đề quản lý tài khoản người sử dụng hệ thống, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị ban soạn thảo làm rõ về cơ chế đối chiếu thống tin để xác định thông tin chính xác. Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, do đó đề nghị cơ quan chủ trì nghiên cứu, tham khảo các nội dung liên quan để hệ thống pháp luật được đồng bộ, thống nhất.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Nghị định được xây dựng chỉ quản lý đối với các hoạt động mua bán hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử thực hiện thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử bán hàng.

Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động mua bán hàng hóa thông qua các mạng xã hội, các nền tảng trực tuyến như Zalo, Facebook đang diễn ra với số lượng giao dịch và trị giá hàng hóa ngày càng nhiều. Các hoạt động này cũng cần phải có cơ chế quản lý nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh trong hoạt động thương mại.

Do vậy, để hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử đối với tất cả các loại hàng hóa và trong mọi lĩnh vực, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất lộ trình trong thời gian tới để xây dựng chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接