【cá kèo bóng đá】Mỹ và thách thức từ hệ thống liên minh tại châu Á

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:33:58

my va thach thuc tu he thong lien minh tai chau a

Tổng thống Mỹ B.Obama và lãnh đạo hai nước đồng minh chủ chốt của Mỹ tại châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tổng thống Duterte là một trường hợp đặc biệt. Những mục tiêu công kích của ông Duterte trước đó còn có cả Giáo hoàng Francis,ỹvàtháchthứctừhệthốngliênminhtạichâuÁcá kèo bóng đá chứ không chỉ riêng Tổng thống Obama. Cuộc khủng hoảng tuần này với Tổng thống Duterte cho thấy một số một bài học quan trọng. Đó là các đồng minh dân chủ có thể sẽ thay đổi quan điểm; Mỹ đang phải đối mặt với sự thiếu linh hoạt trong thực thi chính sách châu Á và Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn, và phải có sự cải thiện đáng kể trong chính sách của mình để duy trì mạng lưới liên minh hiệu quả tại châu Á, .

Khởi đầu với Hàn Quốc, một đồng minh tiền tuyến của Mỹ trong đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Dưới thời Tổng thống Park Geun-hye, Seoul đã thúc đẩy chi tiêu quân sự, tăng cường hợp tác với Mỹ thông qua việc đề nghị Mỹ duy trì quyền kiểm soát tác chiến với các lực lượng liên minh trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và phối hợp triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc sẽ lựa chọn Tổng thống mới vào năm 2017, và Đảng Minjoo đối lập đang đổi hướng, chuyển sang ủng hộ các nhân vật giống như Roh Moo-hyun, người từng giữ cương vị Tổng thống trong giai đoạn 2003-2008 với chính sách ve vãn Bình Nhưỡng và từng tuyên bố với các quan chức Mỹ rằng mối đe dọa an ninh lớn nhất tại châu Á chính là Mỹ và Nhật Bản. Nếu một nhân vật giống Roh chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, Hàn Quốc có thể sẽ trở lại chính sách ve vãn Bình Nhưỡng, và nước bảo trợ Trung Quốc, đồng thời né tránh, thậm chí là phản đối Mỹ.

Các mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Nhật Bản cũng phải đối mặt với một mối đe dọa khác. Thủ tướng Shinzo Abe hiện là người ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và hy vọng có thể tại vị cho tới Thế vận hội Olympic 2020. Mỹ chắc chắn sẽ không muốn ông Abe thất thế trước thời điểm đó, song sẽ chỉ có ít rủi ro nếu như một nhân vật kế nhiệm cánh tả như Yukio Hatoyama, người từng làm Thủ tướng trong giai đoạn 2009-2010, lên nắm quyền. Một thách thức có nhiều khả năng xảy ra hơn, đó là sự nổi lên của các nhà lãnh đạo cánh hữu, những người có thể sẽ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc vì họ cho rằng Mỹ là một đồng minh không đáng tin cậy khi xảy ra xung đột. Nếu đắc cử, bà Hillary Clinton sẽ tiếp tục cắt giảm ngân sách cho Hải quân Mỹ và giảm kho vũ khí hạt nhân, còn ông Donald Trump sẽ tiếp tục coi Nhật Bản là không đáng để bảo vệ như ông ta đã tuyên bố. Chắc chắn khi đó Tokyo sẽ theo đuổi một chiến lược quốc phòng độc lập của mình, trong đó có hạt nhân hóa. Điều này có thể hủy hoại mối quan hệ với Mỹ, đồng thời làm gia tăng đáng kể nguy cơ chiến tranh tại châu Á.

Một thách thức khác đến từ Australia, đồng minh đã kề vai sát cánh với Mỹ trong hầu hết các cuộc chiến lớn trong 100 năm qua. Australia hiện ngày càng có tư tưởng “nước đôi” về sự hợp tác tại châu Á để ngăn chặn cách hành xử xấu của Trung Quốc- so với những gì mà Mỹ nhìn nhận. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, và thị trường Trung Quốc là lý do giúp Australia không rơi vào khủng hoảng trong nhiều thập kỷ qua. Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Fraser đã kêu gọi phá vỡ liên minh với Mỹ cách đây 2 năm. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, công chúng có thiên hướng ủng hộ mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ. Với thực tế gần đây là Australia thay đổi lãnh đạo hai năm một lần, có thể sẽ không còn lâu cho tới khi một nhà lãnh đạo mới với các kế hoạch rời xa Mỹ sẽ nổi lên.

顶: 749踩: 58