Nội chiến ở Myanmar đang đi dần đến hồi kết vì nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan.
Hình ảnh hiện trường vụ thảm sát khiến ít nhất 35 dân thường thiệt mạng ở Hpruso,ộichiếnởMyanmarđangtiếnđếnhồikếlịch bóng đá úc Myanmar hôm 24-12. Ảnh: AP
Năm 2021, nội chiến ở Myanmar bùng nổ với quy mô rộng khắp giữa quân đội chính quy Myanmar (Tatmadaw) và các lực lượng PDF (phòng vệ nhân dân). Có thời điểm, có từ 150-200 nhóm PDF riêng rẽ tuyên bố hoạt động ở hầu hết các thị trấn chính ở miền Trung Myanmar cũng như ở một số khu vực dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2021 số lượng PDF đã giảm xuống còn khoảng 50 nhóm tương đối vững chắc.
Chiến dịch kháng chiến của các nhóm PDF này đã gây thương vong cho các quan chức quân đội Myanmar cũng như những đối tượng bị nghi ngờ hợp tác với Tatmadaw. PDF thực hiện các vụ tấn công chớp nhoáng vào các căn cứ quân sự và đồn cảnh sát, từ đó làm tê liệt nhiều chính quyền địa phương thuộc lãnh thổ Myanmar. PDF mở rộng việc sử dụng bom mìn tự chế - ban đầu chỉ để tấn công các trụ sở chính quyền và đoàn xe quân sự, sang tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng như đường sắt, cầu, và các trạm phát sóng điện thoại di động thuộc sở hữu của Tatmadaw.
Tuy nhiên, sau 9 tháng xảy ra xung đột xét về thực lực PDF đã bộc lộ 2 vấn đề khó khăn cơ bản là thiếu vũ khí hiện đại và điều phối chiến lược giao tranh. Theo đó, PDF chủ yếu tấn công quân đội Myanmar bằng phương pháp du kích, với vũ khí tự chế; còn các chiến dịch quy mô lớn hơn thì bị giới hạn bởi tình trạng thiếu các vũ khí yểm trợ như súng máy, súng B-41, và súng cối, vốn cần thiết để đánh chiếm các chốt quân sự và thu thêm vũ khí đạn dược.
Mặt khác, nếu không kết hợp được với Chính phủ Đoàn kết Quốc gia (NUG), được cho là kiên định chống chính quyền quân sự, các lực lượng PDF có nguy cơ bị cô lập và xé thành nhiều mảnh trong các chiến dịch trấn áp có hệ thống và mục tiêu rõ ràng của Tatmadaw.
Về phía quân đội Myanmar, kể từ đầu tháng 11-2021, lực lượng này đã tổ chức tiến công càn quét vào khu vực Sagaing ở miền Tây bắc nước này (được xem là tâm chấn của xung đột vũ trang hiện nay), trong đó có cả không kích bằng máy bay và sử dụng lực lượng đổ bộ bằng trực thăng đã gây thiệt hại không nhỏ cho PDF, tuy nhiên vẫn chưa thể trấn áp được lực lượng kháng chiến. Từ đó làm bạo lực tiếp tục leo thang thành tại đây.
Giới quan sát cho rằng, cán cân lực lượng giữa quân đội Myanmar và PDF chênh lệch quá lớn nên không thể thất bại được. Hay nói một cách khác, một Myanmar thiếu vắng Tatmadaw là chuyện không thể xảy ra.
Thực tế, những lập luận trên hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, ngoài quân đội, chính quyền Myanmar vẫn ngầm có hai lực lượng ủng hộ là Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện quân đội Myanmar được cho là đang cho phép các chiến binh dân tộc ở Ấn Độ đồn trú trên lãnh thổ Myanmar để đổi lại việc lực lượng này sẽ tấn công các nhóm quân nổi dậy chống đảo chính ở Myanmar. Ấn Độ và Myanmar chung đường biên giới dài tới 1.600km. Địa hình đồi núi ở đây về lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi cho các phiến quân Ấn Độ rút qua biên giới sang Myanmar.
Trong khi đó, Trung Quốc có lợi ích địa chiến lược thiết yếu ở Myanmar do có dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Quốc đã đẩy mạnh gây ảnh hưởng ở Myanmar trong bối cảnh quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt lên Myanmar sau cuộc đảo chính vào ngày 1-2-2021.
Từ thực tế trên, giới quan sát nhận định năm 2022 lợi thế sẽ thuộc về quân đội Myanmar và nhiều khả năng nội chiến tại quốc gia Đông Nam Á này sẽ đi đến hồi kết trong tương lai gần.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội tiến hành chính biến, bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao của chính phủ dân sự hồi tháng 2. Nhiều lực lượng “dân phòng” đã được thành lập trên khắp cả nước để chống lại chính quyền quân sự, dẫn tới các cuộc giao tranh đẫm máu. Số liệu từ một nhóm giám sát địa phương cho biết, hơn 1.300 người Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa quân đội, lực lượng an ninh chính quy với dân thường và các lực lượng đối kháng kể từ thời điểm đảo chính cho đến nay. |
HN tổng hợp