Không ít nhà đầu tư cũng đang trông đợi vào một diễn biến tương tự sự kiện Brexit,ứngkhoántuầnSựkiệnDonaldTrumpcótrởthànhmộtBrexitkhásoi kèo holstein kiel thời điểm mà cú sốc bất thường lại dẫn đến tuần tăng tới 3,1%.
Sự tương đồng sẽ lặp lại?
Nếu một Brexit khác được lặp lại, mức tăng tối đa có thể lên tới 14,1%. Đó là mức tăng trưởng mà VN-Index có được sau 14 phiên kể từ mức thấp nhất trong ngày diễn ra sự kiện Brexit.
Tính từ mức thấp nhất trong ngày 9/11 vừa rồi, mức tăng hơn 14% nếu xảy ra, nghĩa là VN-Index có thể vươn tới gần 750 điểm.
Điều này được hỗ trợ tâm lý đáng kể khi cuối tuần rồi, chỉ số Down Jones đã lập đỉnh mới kể từ đầu năm và tương đương với đỉnh cao nhất kể từ đầu năm 2015. Trong sự kiện Brexit, chỉ số Down Jones cũng tăng gần 9,2% sau 18 phiên kể từ đáy.
Ở sự kiện Brexit, đã có sự tương đồng rất rõ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường quốc tế. Các thị trường khi đó cũng có kỳ vọng tốt về kết quả kinh doanh quý 3/2016.
Vì thế, hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào một sự tương đồng sẽ lặp lại. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, các thị trường có sự trống vắng thông tin lớn hơn. Thị trường Việt Nam chủ yếu dựa vào các biến động mang tính hỗ trợ tâm lý từ các thị trường khác, hơn là có kỳ vọng nội tại.
Bản thân thị trường chứng khoán Mỹ cũng có tốc độ tăng khác nhau giữa các chỉ số. Trong khi Down Jones đạt đỉnh mới với mức tăng 0,21% trong ngày cuối tuần qua thì S&P 500 lại chưa đạt được đỉnh hồi tháng 10 và giảm 0,14% ngày cuối tuần. Đặc biệt là giá dầu đang chịu áp lực giảm rất lớn khi kéo dài xu thế giảm từ giữa tháng 10/2016 và đang rơi về gần sát mức đáy của tháng 8. Cuối tuần qua giá dầu cũng giảm 3,45%.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/11 | Giá đóng cửa ngày 4/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/11 | Giá đóng cửa ngày 4/11 | Mức tăng (%) |
RIC | 7.63 | 8.99 | -15.13 | KSH | 2.06 | 1.49 | 38.26 |
TTF | 5.64 | 6.64 | -15.06 | ATA | 1.21 | 0.88 | 37.5 |
CCI | 10.75 | 12.25 | -12.24 | EMC | 16.6 | 12.75 | 30.2 |
VNA | 1.54 | 1.71 | -9.94 | HOT | 29 | 22.95 | 26.36 |
SC5 | 25.1 | 27.6 | -9.06 | CIG | 2.64 | 2.1 | 25.71 |
BTT | 35.2 | 38.65 | -8.93 | SCD | 72.5 | 58.7 | 23.51 |
KMR | 4.75 | 5.16 | -7.95 | KPF | 7.1 | 5.8 | 22.41 |
KAC | 4.79 | 5.2 | -7.88 | LCM | 1.67 | 1.38 | 21.01 |
SAV | 8.37 | 9.08 | -7.82 | ROS | 108.7 | 90 | 20.78 |
HQC | 4.85 | 5.26 | -7.79 | KSA | 1.69 | 1.4 | 20.71 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/11 | Giá đóng cửa ngày 4/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 11/11 | Giá đóng cửa ngày 4/11 | Mức tăng (%) |
FID | 2.7 | 4 | -32.5 | VMC | 34.6 | 26.1 | 32.57 |
DST | 19.8 | 27.1 | -26.94 | THT | 7.2 | 5.5 | 30.91 |
HKB | 2.7 | 3.6 | -25 | TC6 | 6 | 4.6 | 30.43 |
HAT | 69 | 87.3 | -20.96 | NBC | 7.9 | 6.4 | 23.44 |
TH1 | 9 | 11 | -18.18 | KSK | 1.1 | 0.9 | 22.22 |
TET | 15.5 | 18.7 | -17.11 | TCS | 5.7 | 4.7 | 21.28 |
NHP | 4.6 | 5.5 | -16.36 | KDM | 9.5 | 8.1 | 17.28 |
L44 | 2.1 | 2.5 | -16 | BLF | 4.8 | 4.1 | 17.07 |
SLS | 110 | 128.8 | -14.6 | TKU | 11.7 | 10 | 17 |
PTI | 27.5 | 31.9 | -13.79 | IVS | 14.5 | 12.4 | 16.94 |
Sức mạnh sút kém
Không có được một tốc độ phục hồi mạnh mẽ như thời điểm Brexit tháng 6, thị trường hiện tại cho thấy sự lần lữa trong việc duy trì sức mạnh. Quả thực nếu so sánh phản ứng ngắn hạn giữa các chỉ số ở hai thời điểm, thị trường lúc này đang tỏ rõ sự sút kém.
Cụ thể, VN-Index trong 2 phiên kế tiếp ngay sau thời điểm nổ ra yếu tố bất thường, mức tăng khác nhau khá xa. So với đáy của ngày Brexit, VN-Index hai phiên liền sau tăng trưởng được 4,1%. Hai phiên cuối tuần vừa rồi so với đáy ngày 9/11 mới tăng 3,4%.
Chỉ số HSX30 tại thời điểm Brexit phục hồi ngay lập tức 3,87%. Hai phiên vừa rồi, chỉ số này mới tăng được 3,49%.
Chỉ số VNAllshares thời điểm Brexit phục hồi 3,55%, hai ngày vừa qua tăng 3,27%. HNX-Index phục hồi 4,13%, cũng mạnh hơn mức 4% hiện tại.
Động lực từ góc độ dòng tiền cũng không thuyết phục: Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tuần đầu tiên sau sự kiện Brexit, đạt 3.024 tỷ đồng một ngày. Trong khi đó, 2 phiên “hậu” bầu cử vừa rồi, giá trị giao dịch trung bình là 2.396 tỷ đồng một ngày.
Sự chênh lệch lớn về giá trị giao dịch nói trên thể hiện rằng: Sau sự kiện Brexit, nhà đầu tư sẵn lòng tiếp tục mua vào nhiều. Lần này nhà đầu tư ngần ngại hơn và do đó, “đi tiền” chậm hơn.
Về phân lớp tăng giá cổ phiếu, sức mạnh của thị trường nhìn từ các thành phần giá cơ bản cho thấy sự không đồng đều. Sức mạnh nghiêng về sàn HSX nhiều hơn.
Cụ thể, so với đáy thấp nhất của ngày Brexit, chỉ 2 phiên kế tiếp, sàn HSX ghi nhận 174 cổ phiếu tăng tối thiểu 2%, trong đó 143 cổ phiếu tăng trên 3% và 115 mã tăng trên 4%, 90 mã tăng trên 5%. Sàn HNX có 183 mã tăng tối thiểu 2%, 159 mã tăng trên 3%, 128 mã tăng trên 4% và 109 mã tăng trên 5%.
Lần này, so với đáy ngày 9/11, sàn HNX có 159 mã tăng trên 2%, 137 mã tăng trên 3%, 113 mã tăng trên 4%, 99 mã tăng trên 5%. Ở sàn HSX, có 203 mã tăng trên 2%, 176 mã tăng trên 3%, 141 mã tăng trên 4%, 120 mã tăng trên 5%.
Đà tăng giá trên cổ phiếu ở sàn HSX có dấu hiệu mạnh hơn và rộng hơn nhưng khác biệt nằm ở thị giá. Lần này các cổ phiếu có thị giá thấp tăng giá nhanh hơn: Khoảng 89% số cổ phiếu tăng giá trên 2% có thị giá dưới 20.000 đồng. Tại thời điểm Brexit, tỷ lệ này chỉ có 43,7%.
Có vẻ như nhà đầu tư nghiêng về hướng đầu cơ các cổ phiếu thị giá thấp trong đợt phục hồi hiện tại. Điều này có thể liên quan đến số lượng cổ phiếu và mức tăng giá tuy lớn, nhưng điểm số lại rất chậm, cộng với thanh khoản yếu.
Mặt khác, có thể yếu tố kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý 3 tại thời điểm Brexit đã lôi kéo dòng tiền vào với những cổ phiếu cơ bản thị giá cao. Hiện tại thị trường thuần túy đầu cơ trên cơ sở cung cầu và biến động ảnh hưởng bên ngoài.
Việc kỳ vọng vào mức tăng 14% tương đương như sự kiện Brexit ở thời điểm hiện tại có vẻ không khả thi. Bối cảnh không giống nhau và biểu hiện của động lực tăng cũng khác. Thị trường trong nước đang thiếu vắng các yếu tố hỗ trợ đủ lớn để tạo kỳ vọng, trong khi bản thân thị trường quốc tế cũng không rõ ràng./.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
31.10.2016 | 2,162.6 | 202.6 | 210.4 |
1.11.2016 | 1,906.5 | 114.8 | 105.2 |
2.11.2016 | 2,194.9 | 170.8 | 203.0 |
3.11.2016 | 2,385.1 | 240.5 | 155.9 |
4.11.2016 | 1,562.2 | 134.8 | 102.4 |
7.11.2016 | 1,871.7 | 194.2 | 198.2 |
8.11.2016 | 1,832.9 | 198.6 | 110.9 |
9.11.2016 | 3,323.5 | 350.0 | 211.0 |
10.11.2016 | 2,321.7 | 163.1 | 263.4 |
11.11.2016 | 1,961.1 | 158.6 | 228.7 |
Trọng Nghĩa