【kqbd xứ wales】Đổi mới cơ chế tài chính công sẽ là khâu đột phá
Tuy nhiên,Đổimớicơchếtàichínhcôngsẽlàkhâuđộtphákqbd xứ wales chỉ khi quyết liệt trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ thì việc thực hiện cải cách tài chính công mới đạt được mục đích đã đề ra.
PV: Xin ông cho biết tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL đến thời điểm này?
- Ông Phạm Văn Trường: Việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực.
Đến nay, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định: Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Các bộ đã trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong 5 lĩnh vực còn lại (y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục nghề nghiệp; thông tin truyền thông và báo chí; giáo dục đào tạo).
|
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 7 Quyết định về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) của các bộ, cơ quan Trung ương. Ở địa phương, Chủ tịch UBND các tỉnh Tiền Giang, Sơn La, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 6 Quyết định quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL của 4 bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, Chủ tịch UBND 7 tỉnh đã ký ban hành Quyết định quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL của tỉnh.
Về ban hành văn bản hướng dẫn của các bộ, Bộ Nội vụ hiện đã ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25/5/2016 hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL. Một số bộ đã ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và đang tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung. Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 và đang hoàn thiện, dự kiến sẽ sớm ban hành.
PV: Trong cuộc họp mới đây với Bộ Nội vụ khảo sát về đổi mới ĐVSNCL, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã lưu ý các bộ, ngành cần xác định rõ các dịch vụ công cơ bản Nhà nước phải bảo đảm cho xã hội như y tế, giáo dục ở vùng khó khăn. Ông có thể cho biết, vấn đề tự chủ và an sinh xã hội trong những lĩnh vực này sẽ được giải quyết như thế nào?
- Ông Phạm Văn Trường:Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế, Bộ Tài chính đã thống kê những hoạt động cần NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí.
Theo đó, đối với các hoạt động còn lại trong danh mục dịch vụ công, NSNN đảm bảo một phần chi phí thực hiện dịch vụ chưa tính vào giá theo lộ trình giá. Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương có trách nhiệm giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho các cơ quan quản lý trực thuộc giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ, xây dựng và ban hành các định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và các quy định về tài chính hiện hành.
PV: Thưa ông, được biết Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các ĐVSNCL sẽ được Chính phủ trình Hội nghị Trung ương lần thứ 6 vào tháng 10 tới. Ông có kỳ vọng như thế nào về Đề án này?
- Ông Phạm Văn Trường:Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các ĐVSNCL. Bộ Tài chính là cơ quan soạn thảo phần đổi mới cơ chế tài chính trong Đề án. Thông qua Đề án, Nhà nước sẽ xác định các chủ trương, định hướng mới về tổ chức lại hệ thống, đổi mới căn bản các cơ chế hoạt động, quản lý các ĐVSNCL nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, phù hợp với khả năng chi trả của xã hội và nhu cầu tiếp cận dịch vụ của người dân, cơ cấu lại và giảm gánh nặng chi ngân sách như hiện nay.
Để thực hiện có kết quả các yêu cầu đổi mới nêu trên, bên cạnh sự quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chủ động đề xuất của Bộ Tài chính, cần có sự tham gia tích cực của các bộ quản lý ngành, địa phương, các đơn vị sự nghiệp trong việc tham mưu cho các cấp uỷ đảng cùng cấp ban hành các biện pháp thực hiện cụ thể nhằm tạo chuyển biến về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL, hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Với những quyết tâm này và với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cơ chế hoạt động, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính công chính là khâu đột phá để thực hiện chiến lược tài chính quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững, đảm bảo an sinh - xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương này, chúng ta sẽ đạt được một số mục tiêu như: Hoàn thiện khung pháp lý, đổi mới cơ bản công tác quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; trao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sử dụng ngân sách đi đôi với trách nhiệm về số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện; đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng tính đủ chi phí; đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhằm thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý chi NSNN.
Chỉ khi quyết liệt trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ thì việc thực hiện cải cách tài chính công mới đạt được mục đích đã đề ra.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (Thực hiện)