当前位置:首页 > World Cup

【frankfurt đấu với stuttgart】Hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc... vì rô bốt

hang trieu lao dong co nguy co mat viec vi ro bot

86% lao động trong ngành dệt may- da giày có nguy cơ mất việc vì rô bốt.

Thống kê chưa đầy đủ của Bộ Lao động,àngtriệulaođộngcónguycơmấtviệcvìrôbốfrankfurt đấu với stuttgart Thương binh và Xã hội dự đoán lực lượng lao động Việt Nam sẽ tăng từ 55,5 triệu người năm 2016 lên 62 triệu người năm 2025. Để đáp ứng yêu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 chỗ làm việc. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia lao động, việc bố trí việc làm cho lao động sẽ gặp vô vàn khó khăn do sức ép của phát triển công nghệ, rô bốt thay thế lao động con người.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ trong tương lai gần, khoảng 5-10 năm nữa, hàng triệu lao động Việt Nam sẽ có nguy cơ thất nghiệp vì sự phát triển của khoa học công nghệ, cụ thể là lao động rô bốt. "Rô bốt làm việc 24/7, không đình công, không phải đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương của người máy thì giảm trong khi đó tiền công của lao động lại ngày càng tăng... là những thách thức mà lao động Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt lao động trong ngành dệt may, da giày", Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói.

Minh chứng rõ hơn về mối lo này, bà Nguyễn Thiên Lý, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ: Hiện nay DN cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong sản xuất, ví dụ như một chiếc máy cắt có thể thay thế cho khoảng 15 lao động.

Cùng chia sẻ về chủ đề này, bà Đào thị Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp cao (Văn phòng Tổng giám đốc), Công ty Canon Việt Nam cho hay, tại Tập đoàn Canon, việc tự động hóa trong sản xuất, máy móc thay thế con người đã diễn ra từ lâu, không phải bây giờ mới được nhắc tới. Biểu hiện ở việc thay bằng 13.000 lao động làm việc tại Việt Nam thời gian trước, đến nay, Canon chỉ còn khoảng 8.000 cán bộ nhân viên cho từng đó khối lượng công việc.

Để hạn chế những mối nguy trước mắt về tình trạng thất nghiệp, đại diện ILO cho rằng Việt Nam nên cải thiện các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động thông qua sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc.

Còn ông Vũ Tiến Lộc thì cho rằng, các nhà hoạch định chính sách nên có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Bởi hiện nay một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân lực trong một số ngành công nghệ tăng trưởng nhanh là do những sinh viên giỏi nhất thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng...

Ông Lộc đề xuất tạo kết nối hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực DN và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.

分享到: