【ti so m7】Chữ và nghĩa trong thời đại dịch
Thu dung là gì?ữvagravenghĩatrongthờiđạidịti so m7
Thông tin nêu trên sau đó đã được một số tờ báo ở Trung ương đăng tải và cũng ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều dòng trạng thái (status), bình luận (comment), chia sẻ (share)… xung quanh cụm từ “thu dung”. Trong đó, nhiều người bày tỏ đồng tình bằng việc bấm thích (like), nhưng có không ít người bình luận bằng cách đặt câu hỏi tại sao dùng cụm từ này? Lại có người đặt câu hỏi trực tiếp rằng “thu dung” là gì? Thậm chí có người còn lên giọng rằng sao lại dùng từ để dân khó hiểu? Có kẻ độc miệng, ngứa tay ra vẻ có hiểu biết thì đặt câu hỏi rằng: Tiếng Việt thiếu hay sao mà phải dùng từ Hán Việt?
Còn với những người bình tĩnh thì đặt vấn đề rằng: “Bộ Y tế lên phương án thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Giang” hay “Bộ Y tế trình Thủ tướng lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu trước yêu cầu cấp bách phòng chống dịch” hoặc “Thành phố Hồ Chí Minh triển khai bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19”... nhiều người thắc mắc không hiểu “thu dung” là gì? Và có người thắc mắc rằng: Gần đây, khi đọc báo, nghe đài, thường gặp một cụm từ “lạ tai, lạ mắt” đang xuất hiện với một tần số cao là “thu dung”, nghe, nhìn sao mà thấy khó hiểu quá? Nói tóm lại, nguyên nhân của những băn khoăn, thắc mắc này là vì chưa hiểu ý nghĩa của cụm từ “thu dung” là gì?
Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành lấy mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị - Ảnh: Phạm Tăng
Trước hết cần khẳng định rằng cụm từ “thu dung” trong tiếng Việt có nguồn gốc xuất phát từ Hán ngữ, nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa và được gọi là từ Hán Việt. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do GS Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức tái bản năm 2019, thì “thu dung” là: Đón nhận và cho ở. Ví dụ: Trạm thu dung thương binh (trang 1212). Còn theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam của Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 1996, thì: “Thu dung” là toàn bộ các biện pháp đón nhận thương binh, bệnh binh, quân nhân lạc ngũ, rớt lại sau đội hình hành quân. (...) Các đội, trạm thu dung giúp đỡ những người được thu dung về y tế, vật chất, đưa trả họ về đơn vị hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất (trang 756). Cũng theo từ điển này, có 2 loại hình thu dung: Một là các đội thu dung thường di chuyển phía cuối đội hình hành quân; hai là các trạm thu dung được bố trí tại vị trí nghỉ ngắn hoặc nghỉ dài của các tuyến đường hành quân.
Theo cuốn Hán Việt từ điển giản yếu (năm 1932) do tác giả Đào Duy Anh biên soạn thì “thu dung” được chiết tự như sau: Từ “thu” được dùng với nghĩa “lấy về, nhận về”; còn “dung” được dùng với ý nghĩa “chứa đựng, bao gồm”. Như vậy, thu dung trong trường hợp này có nghĩa là tổ chức tiếp nhận và bố trí nơi ăn ở cho các thương, bệnh binh (trong kháng chiến) và các bệnh nhân Covid-19 (hiện nay) để khám, điều trị cho họ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc cộng đồng mạng hiện có nhiều thắc mắc về cụm từ “thu dung” trong bệnh viện dã chiến để chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Do đó, xét riêng trong lĩnh vực y khoa, thì “thu dung” là thuật ngữ khá phổ biến và được hiểu với nghĩa là tiếp nhận. Còn thuật ngữ thu dung để điều trị thì có nghĩa là tiếp nhận và điều trị. Đây chính là vấn đề, là nội dung mà cộng đồng mạng đã nhắc tới và thắc mắc về câu: “Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19”, tức cũng có nghĩa đây là “bệnh viện dã chiến tiếp nhận và điều trị người mắc Covid-19”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có khi cụm từ “thu dung” còn được hiểu là số lượng bệnh nhân được khám và tiếp nhận. Ví dụ, trong cuộc họp giao ban, giám đốc bệnh viện dã chiến đặt câu hỏi: Hôm nay, tình hình thu dung thế nào? Trong trường hợp này, cụm từ “thu dung” lại mang ý nghĩa khác, tức là: Hôm nay, số lượng người bệnh được khám và tiếp nhận tại bệnh viện dã chiến này là bao nhiêu?
Sao kê là gì?
“Sao kê” là cụm từ Hán Việt, nói đúng hơn cụm từ này là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng và nó xuất hiện trong đời sống xã hội khi dịch vụ ngân hàng phát triển. Vì thế, trong rất nhiều cuốn từ điển tiếng Việt không có mục giải nghĩa về cụm từ này. Và trong đời sống hiện nay, cụm từ này được nhiều người nhắc đến sau khi xảy ra các vụ “ồn ào”, “lùm xùm” và thậm chí làm cộng đồng mạng xã hội cũng như dư luận “nóng” lên từ việc nhiều nghệ sĩ đi làm từ thiện nhưng thiếu trách nhiệm với công chúng. Lý do là vì có nhiều người “nổi tiếng” không hề công khai, minh bạch số tiền mà mình đã nhận từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân tin tưởng gửi gắm, đóng góp để họ thực hiện việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong thiên tai, dịch bệnh. Tóm lại, những người “nổi tiếng” này tuy cái danh thì quá thừa nhưng lại không minh bạch, tức là thiếu bản sao kê - bản thống kê số tiền đã nhận của ai và đã giúp những người nào, ở đâu, hết bao nhiêu tiền…? Và vì có nhiều người chưa hiểu nên đã đặt câu hỏi thắc mắc về nghĩa của cụm từ “sao kê” là gì?
Trước hết xin nói rõ, “sao kê” là một hoạt động dịch vụ rất tiện ích do các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng thực hiện. Hoạt động này giúp người dùng nắm được chi tiết các khoản tiền đến, tiền đi và các chi tiêu trong tài khoản của mình. Tóm tại, sao kê là hình thức liệt kê lại lịch sử thanh toán của cá nhân hay tổ chức một cách chi tiết nhất trong các hoạt động như: chi tiêu, thanh toán nợ, ứng tiền mặt,… bao gồm luôn cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Nói cách khác, sao kê tài khoản là bản thông báo chi tiết các giao dịch phát sinh hằng tháng của chủ tài khoản như: các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt...
Vì vậy, việc sao kê không chỉ giúp chủ tài khoản có thể xem lại và quản lý hoạt động chi tiêu mà còn dễ dàng chứng minh tính minh bạch về mặt pháp lý từ tài khoản của mình. Dẫu sao trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân người viết và trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp nên có thể chưa đạt được như ý muốn của bạn đọc. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
下一篇:Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào?
- Câu đố IQ 'hại não' nhất, ít ai tìm ra đáp án chính xác
- Đại học Kinh tế quốc dân trao bằng cho hơn 90 tân tiến sĩ 2024
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép ăn đất: Công an điều tra
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm
- Đào tạo gắn với thực tiễn, 98% sinh viên ĐH FPT Hà Nội tốt nghiệp có việc ngay
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Ông Vương Tấn Việt dùng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp
相关推荐:
- Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- Câu đố IQ 'hại não' nhất, ít ai tìm ra đáp án chính xác
- Câu hỏi 'khó đỡ' khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
- Trích xuất camera phát hiện cô giáo đánh nhiều học sinh
- Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- 'Rong ruổi' hay 'dong duổi', từ nào mới đúng chính tả?
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm
- Nhiều người tranh cãi: 'Chếnh choáng' hay 'chuếnh choáng'?
- Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- Câu hỏi 'khó đỡ' khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg