【ket qua atletico madrid】Chính sách tài khóa khoan thư sức dân: Hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế
Giãn,ínhsáchtàikhóakhoanthưsứcdânHỗtrợtíchcựcchotăngtrưởngkinhtếket qua atletico madrid giảm thuế phí lên tới 233 nghìn tỷ đồng
Năm 2022, một chương trình hỗ trợ lớn chưa từng có được triển khai - Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó triển khai các chính sách tài khóa là chủ yếu, chiếm khoảng 83% tổng giá trị chương trình, bao gồm các cấu phần hỗ trợ về an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực y tế, chuyển đổi số doanh nghiệp.
Chính sách thuế trong chương trình đã hỗ trợ cụ thể, như: giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát với số tiền hỗ trợ khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất quy mô 135 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ lãi suất từ tiền ngân sách nhà nước (NSNN) với giá trị 40 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quy mô 6,6 nghìn tỷ đồng; chính sách tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy mô 113,85 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư hạ tầng giao thông chiến lược.
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Ngoài các chính sách ưu đãi thuế thuộc chương trình này, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách, như: giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, dự kiến doanh nghiệp, người dân sẽ được giảm nghĩa vụ khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp với số tiền khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí, với số tiền được giảm khoảng 900 tỷ đồng.
Trong khó khăn, giá xăng dầu thế giới lại liên tục tăng cũng đã “làm khó” cho ngân sách, khi Bộ Tài chính 2 lần trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn.
Theo Bộ Tài chính, thực hiện các giải pháp nêu trên trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền giãn, giảm thuế, phí, lệ phí lớn nhất trong lịch sử ngành Tài chính. Những con số “biết nói” đó cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan đã hết sức trách nhiệm, vì dân.
Chính sách tài khóa tác động gián tiếp và lớn hơn tới kinh tế vĩ mô
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, chính sách tài khóa đã được điều hành mở rộng, linh hoạt, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Đến thời điểm hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô đều rất tích cực và dự kiến tăng trưởng năm nay sẽ đạt khoảng 7%.
Thu NSNN đến thời điểm hiện nay đã đạt khoảng 96%. CPI dự kiến ở mức dưới 4% so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Nợ công khoảng 44%, kiểm soát ở mức an toàn, đảm bảo trong hạn mức mà Quốc hạn giao là 60% và ngưỡng cảnh báo 55%. Bội chi ngân sách kiềm chế ở mức dưới 4%. “Có thể nói kinh tế vĩ mô và quản lý nợ công năm nay chúng ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” - người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định.
Có được kết quả trên, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo. Kết quả đó khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, bài bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính và đặc biệt là sự nỗ lực đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Bộ Tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp Các chính sách tài khóa đã lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Thấu hiểu và sẻ chia, người đứng đầu ngành Tài chính từng khẳng định: “Doanh nghiệp cần nhất là thị trường, vốn, lao động và cơ sở hạ tầng, cởi mở thủ tục hành chính, do đó với chức năng, quyền hạn, phạm vi công tác Bộ Tài chính sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp”. |
Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa đã được điều hành theo hướng chủ động, mở rộng hợp lý, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, chính sách tài khóa đã tác động gián tiếp và lớn hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, phát triển bền vững của nền kinh tế.
Cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính. Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, cơ quan thuế, hải quan đã nhanh chóng triển khai việc giãn, giảm thuế, phí theo đúng quy định với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngành Hải quan cũng đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp, cải cách thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để cắt giảm chi phí và thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng vị thế tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt. Các chỉ số về thâm hụt, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan. Do vậy, Việt Nam đã quyết định dựa nhiều vào chính sách tài khóa, nguồn tiền hỗ trợ đều nhờ ngân sách, chưa cần dùng đến chính sách tiền tệ. Việc lựa chọn này là hợp lý, do chính sách tài khóa khi ít gây áp lực cho lạm phát hơn, đồng thời cũng có dư địa lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Việc tập trung vào chính sách tài khóa đã tạo dư địa cho chính sách tiền tệ để ứng phó với những rủi ro, bất định.
Tài khóa Việt Nam vẫn vững vàng trong biến động của thế giới “Gói hỗ trợ chủ yếu nhờ vào chính sách tài khóa, kết quả của lựa chọn chính xác này là khi tình hình quốc tế có biến động mạnh, tình hình tài khóa của nước ta vẫn vững vàng, thu ngân sách những tháng đầu năm tăng cao, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nới tài khóa, cẩn thận và linh hoạt với chính sách tiền tệ” - TS. Võ Trí Thành nhận định. PGS. TS Vũ Minh Khương - Đại học Quốc gia Singapore nhận định, trong điều kiện vô cùng ngặt nghèo của đại dịch Covid-19, chính sách tài khóa đã tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả vào quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam khi làm rất tốt chức năng giữ ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành KPMG Việt Nam, đánh giá cao sự chia sẻ, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam giúp các doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời gian đại dịch. “Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua đại dịch. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia duy trì đà phát triển GDP, đạt thành tựu đáng khen ngợi" - ông Warrick Cleine nói. Thành công đó đặt trong bối cảnh hết sức khó khăn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngành Tài chính vừa thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo cho các nhiệm vụ chi trong kế hoạch cũng như các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh. Năm 2022 đã qua được 3/4 chặng đường với nhiều kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thu NSNN năm 2022 ước vượt cao so với dự toán, bội chi, nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần quan trọng vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng. Một trong những điểm sáng được ghi nhận trong bức tranh kinh tế chung của 9 tháng đầu năm là việc thực hiện thu NSNN cả năm ước vượt cao so với dự toán, bội chi, nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Đến nay, ngành Tài chính đã gần “về đích” thu NSNN theo dự toán. Có được kết quả đó là nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế, triển khai hóa đơn điện tử, chống thất thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thu thuế trên nền tảng số… |
相关文章
- PM to visit Laos, co-chair Việt Nam-Laos Inter-Governmental Committee’s 47th meetingJa2025-01-25
Hội thảo khuyến khích tham gia Công ước Kyoto sửa đổi
Hải quan Mỹ làm thủ tục XNC cho du khách. Ảnh minh hoạ. Tuy nhiên, số lượng các quốc gia khu vực ch2025-01-25Nước Mỹ “rung rinh” vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro đang đè nặng lên nền kinh tế Mỹ Mức tăng trưởng bấp bênh của châ2025-01-25Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 9
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 9. Tham dự hội nghị có những người đứng đầu 35 cơ qu2025-01-25Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
Nhận định bóng đá Hellas Verona vs Udinese hôm nay Đây là trận đấu2025-01-25- Logo của Hải quan Philippines. Đại diện Thương mại Mỹ ông Ron Kirk và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Cô2025-01-25
最新评论