当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【diễn biến chính west ham gặp chelsea】Chuyện nguồn nhân lực nữ nhân trăm năm trường Đồng Khánh

Để giảm sốc sau những động thái vũ lực tang thương,ệnnguồnnhânlựcnữnhântrămnămtrườngĐồngKhádiễn biến chính west ham gặp chelsea cả triều đình Huế lẫn phía Pháp đã kịp tìm ra nhiều giải pháp thăng bằng, hướng tới đào tạo con người để canh tân xứ sở. Tinh hoa Hán học truyền thống kết hợp với Tây học đã đem lại sức sống mới trong việc hội nhập với thế giới. Những cây cầu, con đường, ngôi trường và sách báo, tạp chí... đóng vai trò tiên quyết, gắn liền chủ trương canh tân giáo dục nước nhà của vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, để xúc tiến mở trường Quốc Học (nam sinh) và Đồng Khánh (nữ sinh).

Nhà nội trú của trường Đồng Khánh xưa (ảnh tư liệu) 

Có thể nhận ra sự khác biệt căn bản giữa sứ mệnh của Quốc Học và Đồng Khánh. Từ cuối thế kỷ 19, Trường Quốc Học hoàn bị tính chất cựu học - tân học cho sĩ tử tinh hoa của Đại Nam để phục vụ quan trường, canh tân đất nước từ tầng lớp quan lại, công chức nhà nước. Hơn hai thập kỷ sau, vào đầu thế kỷ 20, Trường nữ sinh Đồng Khánh ra đời lại nhằm phát huy truyền thống tinh hoa, những phẩm giá cao quí của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là ở kinh đô Huế, để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực nữ cho công cuộc canh tân xứ Nam, cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục, y tế...

Vấn đề này sớm được đặt ra từ quá trình bàn định, thương thuyết giữa Nam triều và phía Pháp. Ngày 5/7/1904, Toàn quyền Đông Dương Beau ban hành Nghị định số 230 về việc thành lập một trường Pháp hỗn hợp nam nữ tại Huế (Công báo Đông Dương, số 7/1904, tr. 533). Trước đó, trường dành riêng cho nữ ở Hà Nội đã được thành lập từ năm 1899 (Ecole des filles à Hanoi).

Đến tháng 2 năm Bính Ngọ Thành Thái 18 (1906), nhu cầu xã hội cấp thiết đã đưa đến đợt cải cách giáo dục quy mô lớn để “sửa chữa học quy”: bãi bỏ cấp sơ học ở Trường Quốc Học, chuyển cho Trường Sơ học Pháp Việt phủ Thừa Thiên dạy, Trường Quốc Học chỉ dạy học trò bậc toàn phần. Xã thôn nào không có điều kiện để lập trường nữ riêng thì với những trẻ em gái đến tuổi đi học, có thể xin vào trường Ấu học (QSQ triều Nguyễn, 2011, Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỷ [Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu], S.: Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, mục số 1363).

Trong bối cảnh đó, phát xuất từ tính đặc trưng cho nhu cầu đào tạo dành cho nữ sinh ở Kinh đô Huế, trường nữ bản xứ Ecole des Jeunes filles indigènes de Hué được thành lập, nằm trong khuôn viên Đại Lý Tự, sát Nha Hộ Thành về phía đông - đông nam, về cơ bản thuộc khuôn viên Trường THPT Nguyễn Huệ hiện nay.

Bởi quy mô khiêm tốn mà khả năng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội nên cấp thiết cần xây dựng một ngôi trường nữ. Văn bản số 1978 ngày 3/11/1917 của quan Đốc học Trung kỳ gửi quan Khâm sứ Trung kỳ báo cáo về Dự án Xây dựng Trường Nữ sinh tại Huế cho thấy rõ điều đó (Hồ sơ tài liệu mã số RSA 3786, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV).

Vì quy mô, trường nữ bản xứ tại Huế chỉ có khoảng 150 học sinh và nhu cầu học tập ngày càng lớn. Ngôi trường nữ đã có trong Nội thành quy mô nhỏ, không đáp ứng được và có thể chuyển toàn bộ sang trường mới ở bờ Nam. Học sinh nhờ đó thụ hưởng được nhiều lợi ích từ cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ cấu giảng dạy và nhân sự điều hành trường mới rất tân tiến.

Trong nhu cầu nhân lực ngày càng cao cho việc xây dựng và phát triển xứ sở tới đầu thập niên 1920, cần cung cấp đủ một lượng học sinh có được bằng tiểu học, để có thể theo đó mở các lớp trình độ cao hơn, bao gồm cả việc học tiếng Pháp ngày một tốt hơn. Hơn nữa trong tương lai, phải tính đến việc tổ chức cấp giáo dục bổ túc cao hơn, nhu cầu đặt ra cấp thiết là phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực nữ cho hai ngành nghề đặc trưng, phù hợp với tố chất, thế mạnh riêng có của những cô gái xứ Thần kinh, là giáo dục và y tế, gắn liền phẩm giá, kỹ năng nữ công gia chánh của họ.

Xã hội rất cần tới những cô giáo người Việt trong tương lai, bởi trường dành cho nữ sinh tại địa phương vẫn chưa đủ, chưa phát triển như mong đợi. Ngành y tế cũng đòi hỏi trình độ cao hơn đối với đội ngũ y tá và nữ hộ sinh, nên xã hội càng cần có nhu cầu cao hơn đối với nguồn nữ học sinh. Không chỉ có vậy, xu hướng xã hội hiện đại là nhiều gia đình sẽ đầu tư cho con gái tiếp tục học lên cao hơn sau khi đạt được bằng sơ học hay tiểu học. Những gia đình giàu có sẽ tự trang trải chi phí học tập, và với những gia đình còn khó khăn thì học sinh học giỏi sẽ được cấp học bổng.

Lễ đặt đá khởi công xây dựng Trường nữ sinh Đồng Khánh lại diễn ra lúc 17 giờ ngày 27/5/Khải Định 2 (15/7/1917), với sự hiện diện của Hoàng đế Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Sarraut cùng nhiều quan chức cao cấp và đông đảo dân chúng thành phố Huế. Phải chăng, nghi lễ khởi công có trước văn bản đề nghị thành lập Trường thể hiện sự tôn trọng phong tục tập quán truyền thống và cũng thêm phần long trọng với sự hiện diện của hoàng đế Đại Nam và Toàn quyền Đông Dương.

Phát huy tối đa sở trường, giảm thiểu sở đoản từ trong di sản truyền thống, kết hợp hài hòa tinh hoa văn minh phương Tây một cách phù hợp, tất cả nhằm mục đích canh tân đất nước từ giáo dục, để tạo nên nguồn nhân lực nữ đặc trưng, hoàn bị. Đó chính là sứ mệnh, đặc điểm then chốt và là bài học lịch sử cốt yếu làm nên diện mạo đặc biệt của Trường Đồng Khánh nổi danh trăm năm qua.

Minh Phương

分享到: