当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【thứ hạng của persis solo】Giải pháp phát triển nghề sơn mài

【thứ hạng của persis solo】Giải pháp phát triển nghề sơn mài

2025-01-12 22:54:15 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

(BDO) Nghề sơn có bề dày lịch sử xuyên suốt nhiều thế kỷ mang đậm dấu ấn văn hóa,ảipháppháttriểnnghềsơnmàthứ hạng của persis solo nghệ thuật đặc sắc, phát triển rộng khắp với các xưởng nghề, làng nghề. Sản phẩm sơn mài đã từng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm và được nhiều du khách quốc tế ưa chuộng. Qua góc nhìn của họa sĩ Nguyễn Văn Quý, Chi hội trưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam (Phụ trách Bình Dương), Phó Chủ tịch, Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc tỉnh Bình Dương, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những thành tựu, cũng như giải pháp để khôi phục làng nghề sơn mài…

Đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật

Theo họa sĩ Nguyễn Văn Quý, giai đoạn 1945 – 1975, sơn mài Bình Dương có nhiều thuận lợi để phát triển nghệ thuật dựa trên chất liệu truyền thống đã được định hình. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trên thương trường. Nhiều cơ sở kinh doanh lớn, cửa hiệu, nhà buôn xuất hiện khắp Thủ Dầu Một. Riêng ở Tương Bình Hiệp có hàng trăm hộ dân làm nghề sơn mài ổn định.

Để có được một bức tranh sơn mài, nghệ nhân phải tỉ mẩn từng nét bút vẽ rất công phu trong tạo mẫu hoạ tiết sản phẩm

Giai đoạn 1975 – 2000, xưởng Thành Lễ có lúc lên đến gần cả ngàn công nhân, cùng với hàng loạt hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình gia công cho Sở Ngoại thương tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài.

Cùng với đó, Trường Mỹ nghệ Thực hành Thủ Dầu Một đã đào tạo nhiều lớp họa sỹ thành danh. Giai đoạn này, làng Tương Bình Hiệp có hàng trăm hộ gia đình lấy nghề sơn mài làm thu nhập chính. Các khu vực lân cận như: Phường Tân An, Phú Cường, Định Hòa, Phú Thọ cũng có thời điểm thu hút hàng ngàn lao động tại chỗ và địa phương khác đến học và làm nghề.

Giai đoạn 2000 -2021, đội ngũ sáng tác tranh bằng chất liệu sơn ta truyền thống ngày càng đông, có năng lực trình độ, được đào tạo bài bản đã vận dụng kỹ thuật truyền thống sáng tác với nhiều phong cách hiện đại. Nhờ đó, có nhiều tác phẩm đã đạt giải thương cao được công chúng cả nước biết đến, khẳng định nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương là độc đáo, mang có giá trị riêng biệt. Tiêu biểu có thể kể đến các họa sĩ như: Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Chí Chánh, Nguyễn Hữu Sang, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Tấn Công, Nguyễn Quang Sơn, Huỳnh Đức Hiếu, Hoàng Văn Cử, Bùi Văn Thanh…

Cũng theo họa sĩ Nguyễn Văn Quý, giai đoạn sau năm 2000 đến nay, xuất hiện các sản phẩm sơn mài được sử dụng từ nguyên liệu sơn công nghiệp, nhiều loại không rõ xuất xứ. Kỹ thuật sản xuất bằng máy móc sơn thổi, in ấn hình ảnh có sẵn từ internet thay cho sự sáng tạo và đôi tay điêu luyện của họa sĩ, nghệ nhân vốn có thủ pháp nghệ thuật riêng.

Vì thế, nguy cơ vi phạm bản quyền là có thật, mẫu mã khá đơn điệu, đề tài ít thay đổi, các doanh nghiệp lại cạnh tranh với nhau bằng cách tùy tiện hạ giá, chạy theo phương châm sản xuất “nhanh – nhiều – giá rẻ”. Hơn nữa, hầu hết các cơ sở sơn mài sản xuất tại Bình Dương đều là doanh nghiệp sản xuất siêu nhỏ, vốn ít, không có thương hiệu riêng nên chủ yếu gia công theo công đoạn, không đủ năng lực sản xuất theo hợp đồng số lượng nhiều, giá trị cao, không đủ sức tiếp cận thị trường chính, phải qua trung gian dẫn đến đơn hàng, hợp đồng ngày càng khan hiếm mất dần thị trường tiêu thụ. Từ đó, nghệ thuật cũng như nghề sơn mài có nguy cơ mai một.

 Phong phú sản phẩm sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp

Các họa sĩ phải sinh sống bằng nghề khác, sáng tác chủ yếu tham gia triển lãm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau xuất phát từ đam mê. Nguyên liệu sơn ta khá đắt nên một số họa sĩ sáng tác không thường xuyên. Sản phẩm sơn mài mỹ thuật cũng ít dần...

Giải pháp bảo tồn và phát triển

Để bảo tồn và phát triển làng nghề, theo họa sĩ Nguyễn Văn Quý, nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương đã và đang có một bản sắc riêng, góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương mang tính cấp bách, cần có sự quan tâm của các tổ chức hội, đoàn, doanh nghiệp và cơ quan chuyên ngành nhà nước.

Đồng thời, quy hoạch làng nghề và sắp xếp lại quy mô tổ chức sản xuất từng cơ sở doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Dự án bảo tồn cũng cần ưu tiên hỗ trợ cho họa sĩ, nghệ nhân, những người đã và đang lưu giữ ngành nghề truyền thống như sơn mài. Các cơ sở, doanh nghiệp sơn mài cũng cần tăng cường hợp tác với nhau để xây dựng và phát triển ngành sơn mài, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử…

  Sự kết hợp độc đáo giữa mây, tre lá và sơn mài cho ra đời một sản phẩm tiêu biểu, mang nét đặc trưng của Bình Dương

Bên cạnh đó, các trường đào tạo chuyên ngành, cơ sở doanh nghiệp tăng cường bồi dưỡng nghề cho sinh viên, thợ về quy trình, về kỹ thuật chất liệu và nghệ thuật truyền thống trên từng công đoạn và từng loại sản phẩm cụ thể. Đặt mục tiêu đào tạo để có những lớp thợ chuyên nghiệp, có khả năng tiếp bước các nghệ nhân lão thành, giữ gìn và phát huy những giá trị độc đáo của sơn mài truyền thống.

Theo đó, mời nghệ nhân, họa sĩ giỏi sơn mài truyền thống vào thực hành, nghiên cứu vừa giảng dạy, nâng cao nghệ thuật trang trí và ứng dụng. Nơi đây, chính là cái nôi và vườn ươm hạt giống nâng tầm hiện đại nghệ thuật sơn mài cho mai sau.

Một điều cần thiết nữa là quy hoạch khu vực trồng cây sơn, xây dựng nhà máy khai thác, chế biến mủ sơn. Làng nghề cần có bảo tàng chuyên ngành để lưu giữ những tác phẩm, công cụ, đồ dùng tinh hoa nghệ thuật sơn mài các thế hệ, là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, biểu diễn các thao tác kỹ thuật, giới thiệu tác phẩm và cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền nghề sơn mài thủ công truyền thống.

Sơn mài đã trở thành nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ, loại hình này luôn tồn tại và song hành cùng hội họa sơn mài như một thành tố không thể thiếu để làm nên diện mạo của sơn mài truyền thống. Trong đó, Bình Dương là một đại diện tiêu biểu cho các làng nghề sơn mài truyền thống phía Nam.

Quỳnh Như

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读