您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kết quả j league】Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục di sản

Nhận Định Bóng Đá51941人已围观

简介Sáng nay, 28/8, tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Hội nghị sơ kết Chương trình giáo d ...

Sáng nay,Đưanộidunggiáodụcbảovệmôitrườngvàochươngtrìnhgiáodụcdisảkết quả j league 28/8, tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Hội nghị sơ kết Chương trình giáo dục Di sản tại Hoàng Thành Thăng Long và Di tích Cổ Loa.

Báo cáo sơ kết cho thấy, sau một năm triển khai thực hiện, đã có hơn 19 nghìn học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản. Bên cạnh đó số lượng học sinh tham quan tự do cũng rất đông, ở cả hai khu di tích là khoảng gần 100.000 học sinh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã xây dựng một số chương trình giáo dục di sản chuyên sâu cho học sinh các cấp, nổi bật là 2 chương trình “Em làm nhà khảo cổ” và “Em tìm hiểu di sản”.

 

{ keywords}
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục di sản như: Di sản xanh, Di sản không rác thải nhựa, Di sản không khói thuốc.

 

Năm 2018, Chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa được nâng lên một tầm mới, bài bản hơn, sâu rộng hơn thông qua việc hợp tác chặt chẽ với Sở GD&ĐT Hà Nội.

Đây được xem là hướng tiếp cận mới, tránh được những lối mòn cũ cùng tâm lý sợ học sử, sử là môn học khô khan...Với việc tạo ra những chương trình chơi mà học, học mà chơi; học sinh được chủ động khám phá, tìm hiểu di sản thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm; góp phần rèn luyện các kỹ năng quan sát, sưu tầm, thuyết trình, làm việc nhóm; rèn luyện các phẩm chất cần cù, kiên trì, sáng tạo, tỉ mỉ.

Sau một năm triển khai, chương trình Giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long đã phát huy được những mặt tích cực, thu hút đông đảo học sinh tham gia và từng bước lan tỏa trong cộng đồng. Chương trình đã tạo được ấn tượng trong lòng thế hệ trẻ Thủ đô, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận và hiểu thêm di sản, từ đó giúp học sinh thêm yêu lịch sử, trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

Tại Hội nghị tổng kết, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung cụ thể như: Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ học sinh; Việc hoàn thiện nội dung chương trình, các sản phẩm cụ thể phù hợp với các lứa tuổi, cấp học; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh sự kết nối, hợp tác giữa di sản với các nhà trường, các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình

Hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung cụ thể như: Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ học sinh; Việc hoàn thiện nội dung chương trình, các sản phẩm cụ thể phù hợp với các lứa tuổi, cấp học; đề xuất các  giải pháp đẩy mạnh sự kết nối, hợp tác giữa di sản với các nhà trường, các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình.

Phát biểu tại Hội nghị, Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử  Việt Nam đã ghi nhận, đánh  giá cao những nỗ lực của Trung tâm, sự hỗ trợ của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội trong việc triển khai chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa một năm qua; đồng thời lưu ý rằng với thời đại ngày nay, cho dù trong một không gian truyền thống, chúng ta vẫn phải vươn tới tầm cao của khoa học công nghệ hiện đại, điều đó sẽ có hiệu quả rất lớn trong quá trình tiếp nhận tri thức của các em học sinh.

Tổng kết Hội nghị, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội chia sẻ, kiên trì với mục tiêu hướng tới thế hệ trẻ, gắn di sản văn hóa với giáo dục, từ những trăn trở, mong mỏi của cố giáo sư Phan Huy Lê và sự đồng hành, hỗ trợ của UNESCO và ngành Giáo dục Đào tạo thủ đô, trong thời gian tới Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản ở cả hai khu di tích, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình, hướng tới mục tiêu bền vững, tập trung những nội dung cụ thể. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục di sản như: Di sản xanh, Di sản không rác thải nhựa, Di sản không khói thuốc.

"Ngay trong hội nghị ngày hôm nay chúng tôi cũng bắt đầu không sử dụng nước uống đóng chai nhựa phục vụ đại biểu mà thay thế bằng chai thủy tinh, từng bước hạn chế sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần trong khu di sản và trong cuộc sống hàng ngày", ông Trần Việt Anh chia sẻ.

Tình Lê

Tags:

相关文章