Cụ thể là tỉnh đã tăng cường đầu tư,độnglagravengườiDTTSđượcgiảiquyếtviệkèo nhà cái.com huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho đồng bào dân tộc, nhất là mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiều học đúng độ tuổi, trung học cơ sở và đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên dân tộc thiểu số. Đến nay, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98%, trẻ đi học mẫu giáo đạt 96%. 100% số xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở; 06/11 trường đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông; có 101/462 trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến thời điểm đầu năm 2019, toàn tỉnh có tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi 15-35 tuổi biết chữ ở mức độ I là 93%; độ tuổi từ 15 - 60 tuổi (mức độ 2) là 67,1%. Hiện toàn tỉnh có tổng số xã phường đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 là 100%, mức độ 2 là 52,3% (58/111 xã, phường, thị trấn). Đặc biệt, hệ thống Trường Dân tộc nội trú đã từng bước phát triển: Toàn tỉnh hiện có 6 trường DTNT với gần 1.500 học sinh và 300 cán bộ công nhân viên. Hiện tỉnh đang triển khai xây dựng thêm 1 trường PTDTNT - THCS ở huyện Bù Đốp. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 3 trường phổ thông dân tộc bán trú là: Tiểu học Lộc Khánh, THCS Lộc Hòa huyện Lộc Ninh và trường Tiểu học - THCS Kim Đồng, thị xã Bình Long. Chất lượng công tác giáo dục được nâng cao bằng các hình thức vận động, khuyến khích, dạy phụ đạo học sinh yếu kém, thực hiện các chính sách đầu tư kịp thời đối với các trường dân tộc nội trú, bán trú. Đồng thời, tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học dân tộc thiểu số. Về công tác cử tuyển học sinh theo Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn 2006 - 2017, tỉnh đã thực hiện cử tuyển 828 em học sinh đi học tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp ở trong và ngoài tỉnh. Đến nay, có 252 em đã tốt nghiệp và trong đó có 222 em đã được bố trí việc, còn 30 em đang chờ bố trí công tác. Hiện nay, tỉnh còn 328 em đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh. Ngoài chính sách của Trung ương, tỉnh còn thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho sinh viên DTTS, sinh viên DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện cử tuyển với tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2009 - 2017 gần 3 tỷ đồng. Về công tác dạy nghề, hiện trên địa bàn tỉnh có 28 cơ sở dạy nghề, trong đó có có 1 trường THPT dân tộc nội trú có hoạt động dạy nghề. Tất cả các cơ sở dạy nghề đều nhận học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số vào để đào tạo chung như các nhóm đối tượng khác. HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết hỗ trợ thêm kinh phí cho đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo tham gia các khóa đào tạo nghề trong giai đoạn 2018 -2020). Đến nay, tỉnh đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 24.675 học viên. Trong đó, có 21.748 người được đào tạo thuộc dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng cho 978 học sinh, sinh viên; giải quyết việc làm cho 44.903 lao động là người dân tộc thiểu số, góp phần duy trì tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt trên 90%. XT |