【kết quả đá bóng ngoại hạng anh】Những trí thức tiêu biểu

时间:2025-01-10 23:42:48来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An được thành lập vào tháng 11/2004 và trải qua 4 lần đại hội. Đến nay,ữngtríthứctiêubiểkết quả đá bóng ngoại hạng anh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh có 17 hội thành viên và 13 đơn vị liên kết với 350.000 hội viên. Những năm qua, Liên hiệp hội và các hội thành viên phát huy tốt vai trò nòng cốt, trung tâm đoàn kết ĐNTT, tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của ĐNTT, góp phần xây dựng, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.

Thạc sĩ Ngô Văn Linh - giảng viên Khoa Công nghệ, Tổ trưởng Tổ IT, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

Thạc sĩ Ngô Văn Linh (SN 1987) - giảng viên Khoa Công nghệ, Tổ trưởng Tổ IT, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ nhà trường, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan, tạo điều kiện cho anh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, cống hiến cho giáo dục và cộng đồng. Anh Linh chia sẻ, trong quá trình công tác, anh luôn nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động KH&CN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Anh Linh hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia với vai trò phản biện trong các hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp bậc đại học ngành Khoa học máy tính, tham gia báo cáo tại các hội thảo khoa học. Từ năm 2015 đến nay, anh là thành viên chính trong các đề tài, dự án ứng dụng thông tin đã chuyển giao với Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số công ty đối tác,...

Vừa tham gia công tác giảng dạy, anh Ngô Văn Linh vừa tích cực nghiên cứu các công nghệ cao

Với 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả KT-XH, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, giúp anh Linh nhận được 2 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. “Với mong muốn cống hiến sức mình cho sự phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tôi tham gia thực hiện đề tài Xây dựng mô hình dự báo sản lượng thanh long nghịch mùa tỉnh Long An và được nghiệm thu trong năm 2022. Mô hình này căn cứ trên dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám trong nông nghiệp, thu thập, phân tích các chỉ số sức khỏe cây trồng. Từ đó, xây dựng phần mềm giúp nông dân dự báo được diện tích thu hoạch, sản lượng dự kiến cho 3 tháng tiếp theo, xây dựng kế hoạch xông đèn vào thời điểm thích hợp nhất. Ngoài ra, mô hình còn giúp nhà quản lý nắm bắt được sản lượng thanh long thu hoạch từng tháng theo từng địa phương, có kế hoạch phân vùng sản xuất đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu thanh long, nâng sức cạnh tranh của thương hiệu thanh long Việt Nam,...” - anh Linh cho biết.

Góp phần cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong vai trò Chủ tịch Hội Đông y tỉnh, bà Phạm Thị Đẹp luôn quan tâm xây dựng, phát triển vườn thuốc mẫu và tuyên truyền người dân biết cách sử dụng “cây nhà lá vườn” trong điều trị một số bệnh thông thường theo phương châm “Thầy tại nhà, thuốc tại vườn”. Đây cũng là cách mà người đứng đầu Hội tâm đắc khi đưa Đông y vào cuộc sống.

Chủ tịch Hội Đông y tỉnh - Phạm Thị Đẹp bốc thuốc cho bệnh nhân

Gắn bó 30 năm với nghề “bốc thuốc cứu người”, bà Đẹp duy trì, phát triển phong trào Đông y của tỉnh, kể cả trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hội tập hợp những người có chuyên môn tham gia để xây dựng và phát triển phong trào từ tỉnh đến cơ sở. Bà Đẹp vận động các cấp Hội trồng 270 vườn thuốc mẫu để tuyên truyền cho người dân biết sử dụng cây thuốc Nam. Riêng tại sân thượng của Tỉnh hội, có trồng vườn thuốc mẫu với 60/70 cây thuốc Nam theo danh mục quy định của Bộ Y tế. Với những thành tích nổi bật, nhiều năm liền, bà lãnh đạo Hội Đông y tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bà Đẹp còn được Bộ Y tế tặng Kỷ niệm chương “ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân”; Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Đông y”,... Năm 2022, bà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh được vinh danh Thầy thuốc Đông y tiêu biểu.

Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu

KH&CN được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới, là bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển KT-XH. Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN (gọi tắt là Trung tâm) chú trọng đầu tư vào KH&CN, tạo nên những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Gần 10 năm làm việc tại Phòng triển khai ứng dụng thuộc Trung tâm, kỹ sư Lê Văn Khoa (SN 1990) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với chức năng chính là nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước vào thực tế sản xuất, đời sống, anh tổ chức thực hiện các đề tài khoa học, dự án sản xuất, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ và nhân rộng những mô hình hiệu quả.

Anh Lê Văn Khoa có nhiều đề tài, sáng kiến được ứng dụng và mang lại hiệu quả cho nông dân

Anh Khoa thông tin: “Công việc của tôi vừa lao động trí óc, vừa lao động chân tay. Không chỉ nghiên cứu, lựa chọn đề tài mà còn phải đi cơ sở, xắn tay cùng nông dân, nhất là những nông dân ở khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh để tham gia hướng dẫn, theo dõi, giúp họ ứng dụng những sáng kiến của mình đem lại. Do đó, tôi thường xuyên ở tại Trung tâm được đặt tại thị xã Kiến Tường để nghiên cứu, thí nghiệm. Từ lúc đi làm đến nay, tôi có gần 10 sáng kiến với vai trò là chủ nhiệm hoặc thành viên chính, trong đó, có nhiều đề tài được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, mang lại hiệu quả cho nông dân. Tiêu biểu như Ứng dụng công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao nuôi thủy sản và rơm rạ cho các loại cây trồng chính của tỉnh Long An; Nghiên cứu hoàn hiện quy trình sinh sản cá trê vàng;...”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết phải có nhân tài”. Học tập tư tưởng của Bác Hồ trong việc trọng dụng người tài đức, trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ĐNTT, nhất là trí thức thuộc lĩnh vực KH&CN đóng góp vai trò rất quan trọng.

Thực hiện Nghị quyết số 27, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X về “Xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tỉnh ủy có Chương trình số 20, ngày 11/11/2008. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả khả quan, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ĐNTT.

Một trong những đề tài của anh Lê Văn Khoa được ứng dụng tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh

Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh - Nguyễn Thị Hiền cho biết, ĐNTT được xem là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt, quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thời gian qua, tỉnh quan tâm xây dựng và thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ĐNTT.

Nổi bật là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, bảo đảm dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng của ĐNTT; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để ĐNTT phát huy tài năng, trí tuệ, cống hiến cho sự phát triển của tỉnh. Hàng năm, Liên hiệp hội phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức họp mặt trí thức, văn, nghệ sĩ, nhà báo, trong đó, có trí thức thuộc lĩnh vực KH&CN để lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đóng góp ý kiến xây dựng tỉnh nhà,... Đặc biệt, năm nay, nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5, tỉnh tổ chức tôn vinh danh hiệu “Trí thức KH&CN tiêu biểu” lần thứ II-2023. Đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao của ĐNTT, là hoạt động có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc./.

Thanh Nga

相关内容
推荐内容