Bài 6: Nợ xấu đè ngân hàng
Các số liệu công bố từ các cơ quan có thẩm quyền như Ngân hàng Nhà nước,ậnquotngânhàngcầnmộtlốithoátBàkèo nhà cái mới nhất Ủy ban giám sát tài chính quốc gia về các con số liên quan đến nợ nần ngân hàng có sự vênh nhau. Liệu có nên thành lập hẳn một công ty mua bán xử lý nợ xấu để giải quyết vấn đề?
Công khai nợ xấu ngân hàng
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xu thế công khai hóa, minh bạch hóa, công bố những số liệu chính thức về nợ xấu của các ngân hàng để những người quan tâm và nhân dân theo dõi.
Lý giải cụ thể hơn về sự khác biệt trong các số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là các số liệu này xuất phát từ các nguồn khác nhau.
“Một dựa vào các báo cáo của các tổ chức tín dụng để tập hợp lại, một nguồn do cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước tìm hiểu. Thứ hai, thời điểm thống kê cũng khác nhau. Thứ ba là tiêu chí để xếp một khoản vào nhóm nợ xấu cũng có những khác nhau”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho rằng, nợ xấu ngân hàng sẽ được xử lý sớm |
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nợ xấu lên đến hàng trăm tỷ đồng có là vấn đề đáng lo ngại hay không. Người dân gửi tiền vào ngân hàng liệu có yên tâm? Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định tình hình nợ xấu không đáng lo ngại.
Bộ trưởng lý giải: Thứ nhất, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phải ký 1 khoản quỹ nhất định để phòng khi rủi ro, nợ không đòi được thì không đổ bể. Khoản ký quỹ này hiện khoảng gần 70.000 tỷ đồng và là khoản được Ngân hàng Nhà nước “nắm chắc”. Bên cạnh đó, bất kỳ doanh nghiệp nào đến vay ở Ngân hàng thương mại đều phải có cơ chế bảo lãnh, thế chấp, nên có thể khẳng định không phải cứ nợ xấu là sẽ mất.
Thứ hai, chủ trương nhất quán của Chính phủ từ trước đến nay là không để đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng và cam kết sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Hiện, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt Ngân hàng Nhà nước là tiến hành thực hiện chương trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần. Một trong những mục tiêu là để có hệ thống ổn định và người dân không phải “thấp thỏm” lo đổ bể.
Về vấn đề này, cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để khẩn trương thu hồi vốn, tạo ra thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Các tổ chức tín dụng đã trích lập trên 67.000 tỷ đồng dự phòng cho các khoản nợ xấu.
Công ty mua bán xử lý nợ, nên hay không?
Về việc xử lý nợ xấu để không ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như đảm bảo lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp, ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam tiết lộ, con số nợ 100.000 tỷ đồng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập trước Quốc hội là con số ước lượng số nợ xấu cần tập trung giải quyết.
Tuy nhiên, có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu, không phải tất cả các khoản nợ xấu đó phải giải quyết bằng một giải pháp duy nhất là lập công ty mua bán xử lý nợ. Bằng chứng cho quan điểm này là dù công ty đó chưa được lập, nhưng nợ xấu vừa qua cũng đã được từng bước giải quyết.
Kể cả trong trường hợp có lập một công ty xử lý nợ, cũng không nhất thiết phải có chừng ấy vốn để xử lý. “Nếu làm khéo, có thể số vốn ban đầu chỉ cần rất nhỏ chúng ta cũng có thể giải quyết được một số nợ lớn hơn”, Bộ trưởng nói.
Ngân hàng, một trong những đơn vị được Nhà nước rót tiền mỗi năm |
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu như những chính sách về lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực, tiếp cận vốn, góp phần giảm gánh nặng nợ xấu với các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, các tổ chức này phải chủ động phối hợp kế hoạch đánh giá, rà soát lại, giãn nợ, cơ cấu lại các khoản nợ cho phù hợp điều kiện thực tế, giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, có nguồn trả nợ cho tương lai.
Biện pháp phải làm ngay là tích cực đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng, tạo ra thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Thực tế cho thấy, hiện nay không ít ngân hàng do nhà nước quản lý được Nhà nước rót vốn. Những ngân hàng này luôn thuộc diện “top” trong các bảng xếp hạng đánh giá của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thực tế kinh doanh lỗ lãi như thế nào đến nay vẫn chỉ dựa vào báo cáo! Phải chăng hàng loạt vụ cán bộ vi phạm, ăn chặn làm thất thoát hàng chục tỷ đồng mỗi lần là quá bé so với mức lãi ngân hàng đang có?
Trước đó, liên quan đến vấn đề nợ xấu ngân hàng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất điều hành sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay và tạo điều kiện cho họ tiếp cận vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh đảm bảo khả năng trả nợ từ đó giảm nợ xấu và tiếp tục đảm bảo sản xuất có hiệu quả để trả nợ.
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải thích rằng: nói bằng ngôn ngữ kinh tế, cơ cấu kinh tế và phân nợ giống như hai người đứng ở hai đối cực khác nhau.
“Khoanh nợ chỉ là một biện pháp trong cơ cấu lại nợ. Điều cần bàn là khi tiến hành khoanh nợ với tư cách cho vay, ai sẽ chịu trách nhiệm trả lãi suất đi huy động của dân trong thời gian vay đó. Người đi vay nợ không chịu trách nhiệm trả nợ gốc lẫn lãi thì ai sẽ trả lãi suất cho. Nếu tiến hành khoanh nợ thì chủ yếu diễn ra trong doanh nghiệp nhà nước”, ông nói.
Tại cuộc họp báo thông tin tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Quyền Chánh thanh tra cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới cuối tháng 5, nợ xấu của các tổ chức tín dụng là hơn 202.000 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo với Ngân hàng Nhà nước của các tổ chức tín dụng, nợ xấu là hơn 118.000 tỷ đồng. |
Cũng theo ông Giá, việc cơ cấu lại nợ cũng giống như chúng ta nợ nước ngoài hiện nay. Bởi hiện nay đối với những món nợ nước ngoài chúng ta vẫn đang tiến hành cơ cấu lại tính toán sao cho hợp lý và có lợi nhất.
“Theo tôi cần hình thành một cơ quan, tổ chức đứng ra khoanh nợ. Sau đó cơ quan này thiết lập các chính sách. Lúc đó chúng ta mới bắt đầu tính được chính sách ưu đãi hoặc là tất cả hoặc 1 phần… quá trình này rất phức tạp”.
Trong khi đó, xung quanh câu chuyện khoanh nợ và cơ cấu lại nợ, Chuyên gia kinh tế - T.S Vũ Đình Ánh cho rằng, cần tạo ra thị trường mua bán nợ. Theo ông Ánh, trên thế giới việc này họ làm rất thông dụng.
“Không đơn giản chỉ là các công ty với ngân hàng mà đối với khoản nợ xấu cần có cơ chế hẳn hoi về câu chuyện mua bán nợ và xử lý tổng thể nền kinh tế tầm quốc gia, kể cả việc chúng ta quan tâm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ để giúp xử lý câu chuyện đó. Đó mới là tái cơ cấu nợ một cách bài bản”, T.S Ánh nói.
Cũng theo T.S Ánh, Nhà nước không thể đứng ngoài câu chuyện này. Nhà nước phải có nguồn lực nhất định để hỗ trợ mua bán và tái cơ cấu lại nợ trên nguyên tắc làm sao ngân sách Nhà nước phải chi ra ít nhất song lại giải quyết một cách ổn thỏa và phù hợp nhất.
Về quan ngại nguồn lực Nhà nước lúc này đang hạn hẹp sẽ không đáp ứng được cùng lúc nhiều đòi hỏi của thị trường, ông Giá cho rằng, Nhà nước đứng trong trường hợp này vừa là đi kinh doanh nhưng vừa hỗ trợ doanh nghiệp, cho nên phải tổ chức lại nợ, kể cả nợ Nhà nước cũng cần vượt ra ngoài ngân hàng, doanh nghiệp.
(Còn nữa).
Nhóm PV Nội Chính