【soi keo mancity】Tham vọng chức quyền

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: TTXVN 

1. Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Đảng ta đang phải đối mặt với những lực cản, trong đó có biểu hiện tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ. Biểu hiện rõ nhất là những cán bộ tham vọng chức quyền, mê quyền lực nhưng lại không đủ tố chất trở thành người lãnh đạo chân chính. Quyền lực Nhân dân rơi vào tay những kẻ tham vọng đã biến quyền lực tập thể thành quyền lực cá nhân, phục vụ lợi ích riêng, lợi ích nhóm, gây trở ngại hoạt động công vụ. Người tham vọng chức quyền thường có biểu hiện dân túy, những phát ngôn gây sốc, đánh bóng tên tuổi, “mị dân”, lấy lòng người, tìm cách mua chuộc đồng nghiệp, những người có tiếng nói uy tín để tăng thêm “uy”, tạo thuận lợi cho thăng tiến của bản thân. Có người sẵn sàng dùng tiền tạo dựng mối quan hệ, lấy lòng lãnh đạo, cán bộ chủ chốt khi được luân chuyển về địa phương nhằm vận động tranh thủ sự ủng hộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Cứ chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm lại râm ran chuyện vận động, mời nhau ăn uống, cho tiền, tặng quà. Có cái gì luồn vào trong cái tình cảm ấy?”.

Cán bộ tham vọng quyền lực là luôn tìm mọi cách để củng cố quyền lực thông qua việc dùng ảnh hưởng, tác động để được đưa vào diện quy hoạch, bổ nhiệm. Mặt khác, tìm mọi cách để kiềm chế, triệt hạ người thẳng thắn, không cùng vây cánh, tạo nên ê kíp ủng hộ cho mình. Tham vọng quyền lực tận dụng “tư duy nhiệm kỳ” để chủ động tìm người nâng đỡ, bỏ qua các quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện còn khiếm khuyết. Những lãnh đạo nhân cơ hội tìm mọi cách để đưa ê kíp, người nhà, người thân nhằm củng cố quyền lực, thao túng tổ chức hầu mong hưởng đặc quyền, đặc lợi. Đó không chỉ là thái độ dễ dãi, xuê xoa mà là hiện tượng kéo bè, kéo cánh, tạo ra “chân rết” cục bộ của từng nhóm. Cũng vì vậy nên có lãnh đạo tìm cách kéo dài thời gian giữ chức vụ nhằm mục đích đưa người nhà, người thân vào các vị trí chủ chốt trong cơ quan, doanh nghiệp có “máu mặt”, sẵn sàng có được “bộ sậu” đứng chân vững chắc sau khi nghỉ.

2.Tham vọng chức quyền hay ham muốn quyền lực làm tha hóa những người tham vọng lớn nhưng lại yếu kém về nhân cách. Quyền lực là con dao hai lưỡi, có thể phục vụ tốt cho xã hội và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, mất nhân cách. Có những người lúc đầu bản tính tốt, nhưng khi đã có chức quyền trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thậm chí có thể phản bội Nhân dân, bán rẻ Tổ quốc. Khi đã có quyền lực họ cho đó là “quyền” và sử dụng vượt ra ngoài giới hạn để thỏa mãn khát khao. Quyền lực được Nhân dân ủy quyền bị biến quyền thành quyền lực và sử dụng vì mục đích cá nhân, làm biến dạng bản chất chế độ. Những biểu hiện đó đã gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nguyên nhân trực tiếp của tham vọng chức quyền chủ yếu là do cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hữu hiệu và chưa được khống chế. Mặc dù Đảng ta đã ban hành nhiều quy định về kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền”, nhưng việc thực hiện chưa nghiêm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên chưa được thường xuyên, liên tục.

Thực hiện nghiêm Quy định “Về những điều đảng viên không được làm”, đặc biệt là nội dung: Đảng viên không được tham vọng quyền lực. Tổ chức thực hiện nghiêm Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị “Về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ”. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy tinh thần tự giác, lòng tự trọng và biết liêm sỉ, đặt quyền lợi của Đảng, của dân lên trên hết. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của cán bộ, công chức.

Một trong 10 nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo là: “Thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền”. Tiếp tục xây dựng nền hành chính liêm chính, chuyên nghiệp, hiện đại gắn với kỷ cương công vụ. Trong giai đoạn mới phải chấp hành nghiêm luật cán bộ, công chức, cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ nhằm ngăn ngừa lợi dụng quyền lực trái quy định vì lợi ích cá nhân, nhất là người đứng đầu. Từng bước tạo môi trường, điều kiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đương đầu với khó khăn thử thách, trong mọi hành động vì lợi ích chung, chống tham vọng quyền lực vì cá nhân. Mặt khác, cần cân nhắc khi bổ nhiệm những cán bộ có biểu hiện tham vọng quyền lực gây trở ngại cho sự phát triển chung.

Nhà cái uy tín
上一篇:Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
下一篇:Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông