发布时间:2025-01-10 10:58:53 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Hải quan Hải Phòng phát hiện vụ nhập lậu 1,àvoidùngđểlàmgìnice – auxerre6 tấn ngà voi với chiêu thức tinh vi PHOTO: Lô ngà voi được sơn đen nhập lậu về cảng Hải Phòng Hải quan Hải Phòng lật tẩy nhiều thủ đoạn tinh vi nhập lậu ngà voi |
Ngà voi nhập lậu do Hải quan Hải Phòng chủ trì bắt giữ ngày 23/3/2024. |
Mới đây, ngày 23/3/2024, Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hải Phòng), Đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan), Đoàn Trinh sát số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) khám lô hàng nghi vấn đóng trong container tại cảng quốc tế Lạch Huyện và phát hiện gần 1,6 tấn ngà voi châu Phi nhập lậu.
Trước đó, trong năm 2023, Cục Hải quan Hải Phòng đã chủ trì, bắt giữ hơn 8 tấn ngà voi nhập lậu.
Qua các dẫn chứng trên cho thấy tình hình nhập lậu ngà voi từ nước ngoài về Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp.
Một câu hỏi đặt ra là ngà voi được dùng vào việc gì mà các đối tượng vẫn bất chấp mọi thủ đoạn để tìm cách buôn lậu?
Theo bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), một trong những nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng buôn lậu ngà voi vẫn phức tạp xuất phát từ lợi nhuận.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã (trong đó có ngà voi) hay tội phạm môi trường nói chung chỉ đứng sau buôn bán ma túy, buôn bán người và buôn bán hàng giả.
Ví dụ, có thời điểm (trên thị trường bất hợp pháp), 1 kg ngà voi mua ở châu Phi chỉ có giá khoảng 50 USD. Nhưng khi đưa ra thị trường tiêu thụ giá có thể lên đến 2.000 USD/kg, lợi nhuận gấp hàng chục lần.
Lý do thứ hai là rủi ro từ hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam vẫn còn thấp. Bởi chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về buôn bán động thực, vật hoang dã ở nước ta đã được ban hành khá đầy đủ và phù hợp, nhưng việc phát hiện, bắt giữ, xử lý các đối tượng buôn lậu còn ít dù các vụ việc được bắt giữ khá nhiều.
Về thông tin lan truyền không chính thức về tác dụng của các sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê giác, vảy tê tê hay ngà voi…, bà Bùi Thị Hà cho hay, theo quan niệm của một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, sừng tê giác, vảy tê tê được sử dụng trong một số bài thuốc đông y. Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh của các sản phẩm này.
Trong khi đó, ngà voi thường được sử dụng vào mục đích làm hàng thủ công mĩ nghệ và đồ phong thủy. Ngoài ra, việc sở hữu các sản phẩm động vật hoang dã còn được thể hiện độ giàu có, sự chịu chơi của một số đại gia…
Tuy nhiên, tất cả những quan niệm, suy nghĩ như đề cập ở trên là không còn phù hợp với lối sống văn minh, hội nhập hiện tại và là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp.
Đề ngăn chặn hiệu quả việc buôn lậu ngà voi và động vật hoang dã, bà Bùi Thị Hà đề nghị các cơ quan chức năng cần thể hiện quyết tâm cao độ, tăng cường công tác điều tra, triệt phá các đường dây và đối tượng cầm đầu các đường dây đang vận chuyển trái phép hàng tấn động vật, sản phẩm động vật hoang dã về Việt Nam.
Ngoài ra, cần thiết tăng cường tuyên truyền để người dân không sử dụng, không mua bán, không tiếp tay cho các đối tượng buôn buôn lậu động vật, sản phẩm động vật hoang dã.
Theo TS Đặng Tất Thế, nguyên Trưởng phòng Phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngà voi và các sản phẩm ngà voi của loài voi châu Phi bị cấm buôn bán theo quy định tại Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES). |
相关文章
随便看看