【kèo hay】Tìm giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

时间:2025-01-10 10:38:30 来源:88Point
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Hùng
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Hùng

Đa dạng hàng giả, hàng xâm phạm SHTT

Sáng nay (14/6), Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tổ chức Hội thảo "Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống - Thực trạng và giải pháp".

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, Hội thảo lần này mong muốn các bộ, ngành, hiêp hội ngành nghề đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng hóa xâm phạm SHTT, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm SHT

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, các bộ, ngành, các lực lượng chức năng và địa phương đã phát hiện, xử lý 146.678 vụ vi phạm, trong đó có 11.499 mua bán, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng lậu (giảm 3,37% so với năm 2022); 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 4,51% so với cùng kỳ).

Chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT có 5464 vụ, tăng 48%, đây là con số đáng báo động về vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Chia sẻ tại hội thảo, đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT thường có tổ chức rất chặt chẽ, bí mật, như một vòng tròn khép kín từ đối tượng cung ứng đến người tiêu dùng. Phương thức thủ đoạn của các đối tượng, sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới được tổ chức theo đường dây, hoạt động trên nhiều địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, thuê người địa phương mang vác theo chính sách cư dân biên giới, hoặc chờ cơ hội về thời tiết, đêm tối, đặc điểm địa hình, sử dụng phương tiện phù hợp vận chuyển hàng hóa qua sông, suối, đường mòn, lối mở. Hoạt động này vẫn còn diễn ra tại một số cửa khẩu biên giới các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ, mặt hàng chủ yếu là thuốc lá, mỹ phẩm, rượu ngoại, thời trang, thực phẩm chức năng.

Tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, các đối tượng đã trà trộn hàng giả với hàng hoá chính ngạch đưa vào nội địa với số lượng lớn, đa dạng các nhóm hàng, chủ yếu là thời trang (quần áo, túi ví, giầy dép, thắt lưng, trang sức), hàng gia dụng, mỹ phẩm, sản phẩm vật tư nông nghiệp, vật tư ngành xây dựng, bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm chức năng, linh phụ kiện điện tử, điện thoại, linh kiện xe gắn máy…

Phòng trưng bày hàng giả-hàng thật bền lề hội thảo. Ảnh: Quang Hùng
Hàng trăm sản phẩm thuộc các thương hiệu nổi tiếng trưng bày tại Phòng trưng bày hàng giả-hàng thật bền lề hội thảo. Ảnh: Quang Hùng

Ở trong nước, việc tập kết hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT không cố định tại một địa điểm cụ thể, thậm chí được nguỵ trang nhằm đánh lạc hướng chú ý của các lực lượng chức năng. Các đối tượng buôn bán trực tiếp, lưu trữ hàng hoá với số lượng nhỏ lẻ, lợi dụng chung cư, nhà ở để cất giấu hàng hoá gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi thực hiện kiểm tra.

Đối với sản xuất hàng giả, hàng xâm phậm SHTT, các đối tượng thường lợi dụng các địa điểm kho tàng, bến bãi vắng vẻ, ít người qua lại, tổ chức chặt chẽ, bí mật, khép kín, số lượng người tham gia hạn chế nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của cộng đồng, cũng như các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, việc sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT theo công đoạn, theo đơn đặt hàng khi các đối tượng buôn bán có nhu cầu. Đặc biệt, một số đối tượng chỉ nhận đơn đặt hàng một lần với số lượng lớn, sau khi hoàn thành đơn hàng là đóng cửa luôn cơ sở sản xuất.

Cùng với đó, các đối tượng còn xây dựng các trang web giả mạo để bán hàng giả nhằm tăng niềm tin cho người tiêu dùng khi cung ứng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT cũng như qua mắt các lực lượng chức năng.

Quá trình buôn bán các đối tượng thường xuyên thay đổi thông tin số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, thông tin cá nhân, cá biệt tài khoản ngân hàng cũng không phải chính chủ đối tượng bán hàng, tất cả các thủ đoạn trên đều nhằm mục đích tránh sự theo dõi, xử lý của cơ quan chức năng.

Định danh người bán hàng qua thương mại điện tử

Chia sẻ với phóng viên bên lề hội thảo, ông Phạm Đức Thắng, Giám đốc Công ty Luật Thắng Phạm và công sự (đại diện nhãn hiệu Hermes) khẳng định, Hermes không bán hàng qua các sàn thương mại điện tử.

“Hàng năm, Hermes phải chịu nhiều chi phí trong việc điều tra, phối hợp với các cơ quan thực thi để đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT trên thị trường Việt Nam. Trung bình, mỗi năm Hermes phối hợp với các lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường Công an xử lý khoảng 900 vụ vi phạm. Mới đây nhất, Hermes nhận được bồi thường từ một vụ án hình sự do Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xử lý”, ông Phạm Đức Thắng nhấn mạnh.

Cùng với các thương hiệu khác, hoạt động sản xuất, việc kinh doanh hàng giả của các đối tượng sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của thương hiệu, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm của Hermes có yêu cầu chất lượng cao.

Ông Phạm Đức Thắng dẫn chứng, các sản phẩm túi xách Hermes được thợ thủ công khâu tay 100%, bởi vậy khi người tiêu dùng tiếp cận với một sản phẩm hàng giả có chất lượng không tương xứng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, đặc biệt là các nhà đầu tư chân chính tại Việt Nam.

Ông Phạm Đức Thắng cho rằng, việc xử lý hành chính chỉ là một lượng rất nhỏ so với lợi nhuận từ kinh doanh hàng giả, cần phải có biện pháp nặng tay hơn, đặc biệt là các vụ án hình sự và không nương tay với các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ ràng đối với loại hình kinh doanh thương mại điện tử, ràng buộc trách nhiệm giữa người bán hàng và người mua hàng.

Theo ông Phan Văn Nhật, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP), hiện một số quốc gia đã áp dụng việc định danh người bán qua thương mại điện tử do rất khó phát hiện người bán là ai, ở đâu… Ví dụ như một người sử dụng số định danh cá nhân đăng ký tài khoản trên các sàn thương mại điện tử, nếu như họ có hành vi buôn bán hàng giả thì lập tức bị khóa sàn giao dịch và không thực hiện hành vi vi phạm.

“Cần có sự phối hợp giữa chủ thể quyền, các cơ quan thực thi, các sàn thương mại điện tử để đánh giá quy mô, nguồn hàng, kho hàng, địa điểm sản xuất… hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ để tập trung xử lý", ông Phan Văn Nhật chia sẻ thêm.

推荐内容