当前位置:首页 > Thể thao

【bóng đá trực tiếp anh】WB đưa ra dự báo mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Rủi ro yếu kém tài chính "bủa vây" các nước đang phát triển
WB: Thận trọng với khu vực tài chính khi triển khai chương trình phục hồi kinh tế
WB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc nhưng cảnh báo chất lượng tài sản ngân hàng

Báo cáo "Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương: Đương đầu bão tố" của Ngân hàng thế giới (WB) vừa được công bố tại cuộc họp báo sáng nay 5/4.

Báo cáo của WB cho rằng,đưaradựbáomớivềtăngtrưởngkinhtếViệbóng đá trực tiếp anh những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu quan trọng trong khu vực như Mông Cổ và Thái Lan, hoặc quốc gia nhập khẩu lương thực như các quốc đảo Thái Bình Dương, đang phải chứng kiến thu nhập thực giảm. Những quốc gia có nợ lớn hoặc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đang có nguy cơ với các cú sốc về tăng trưởng và tài chính toàn cầu.

Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhận định, trong lúc các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa bắt đầu phục hồi sau cú sốc do đại dịch gây ra, những căng thẳng tại Ukraine lại tạo thêm áp lực cho đà tăng trưởng. Vì thế, nền tảng căn bản vững chắc và chính sách lành mạnh có thể giúp khu vực chống chọi với những “cơn bão” này.

WB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của một số quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
WB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của một số quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Báo cáo của WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đạt tốc độ 5% trong năm 2022 - giảm 0,4 điểm % so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.

Với Việt Nam, WB đánh giá, Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên chịu tác động tới tăng trưởng.

WB dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% với kịch bản cơ sở, còn trong kịch bản xấu, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 4%. Cả hai kịch bản dự báo này đều thấp hơn mức 6,5% được cơ quan này đưa ra vào tháng 10/2021.

Hiện trong quý 1/2022, quá trình phục hồi kinh tế được khôi phục ở hầu hết quốc gia trong khu vực, nhưng không đồng đều giữa các quốc gia và các lĩnh vực. Trong đó, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã vượt mức sản lượng trước đại dịch, trong khi Campuchia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines và Thái Lan được kỳ vọng sẽ đạt được điều này trong năm 2022. Trong khi các ngành như nông nghiệp, tài chính, công nghệ thông tin và truyền thông có khả năng chống chịu tốt, sản lượng ở các ngành vận tải, lưu trú và ăn uống vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Ngoài ra, báo cáo của WB còn đưa ra những cảnh báo về những khó khăn hậu Covid-19, trên 50% các doanh nghiệp trong khu vực cho biết bị nợ đọng trong năm 2021, sẽ phải tiếp tục đối mặt với những cú sốc mới về cung và cầu. Các ngân hàng cũng có nhiều nguy cơ, với tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng thêm 10% so với trước đại dịch, sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài chính mới và rủi ro cao hơn với các khoản cho vay

Cũng theo WB, lạm phát gia tăng, ít nhất sẽ tăng thêm 1 điểm % so với mức dự kiến trước đó riêng do tác động của cú sốc giá dầu, sẽ thu hẹp dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

Từ thực trạng trên, báo cáo của WB đưa ra 4 nhóm hành động chính sách. Thay vì kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp để vừa hạn chế “nỗi đau” do các cú sốc gây ra vừa tạo dư địa đầu tư để kích thích tăng trưởng.

Các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ. Cải cách chính sách thương mại hàng hóa và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu.

Bên cạnh đó, WB cho rằng cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.

Theo ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, các cú sốc diễn ra liên tiếp có nghĩa là "nỗi đau" kinh tế ngày càng gia tăng. Do đó, các Chính phủ phải triển khai đồng bộ các biện pháp cải cách tài khóa, tài chính và thương mại mới có thể giảm rủi ro, phục hồi tăng trưởng và giảm nghèo.

分享到: