当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd u19 y】Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế 正文

【kqbd u19 y】Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

2025-01-10 01:21:25 来源:88Point 作者:World Cup 点击:912次
Trang nhất báo Quân đội Nhân dân số 1 ra ngày 20.10.1950, Chủ nhiệm Nguyễn Chí Thanh có bài Đánh thắng và Bảo vệ mùa màng - ảnh tư liệu tác giả cung cấp 

Kể từ năm 1934, Nguyễn Vịnh bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước. Trong quá trình tìm đến với cách mạng, để tạo vỏ bọc hợp pháp, giữa năm 1936, Nguyễn Vịnh vào Huế nhận làm công cho tờ báo “Vì Chúa” do Linh mục Nguyễn Hy Thích, người cùng quê Niêm Phò làm chủ bút, cũng từ đây Nguyễn Vịnh tiếp xúc với nghề báo. Với tư cách “người làm báo”, Nguyễn Vịnh đã gặp được một số nhà báo cộng sản hoạt động công khai ở Huế thông qua các cuộc họp báo ở khách sạn Morin và một vài nơi khác trong thành phố. Và khi đã bắt được liên lạc với những người cộng sản, Nguyễn Vịnh quyết định rời Vì Chúa, đến với cách mạng một cách dứt khoát.

Từ đây, Nguyễn Vịnh tiếp cận được nhiều với báo chí thông qua tờ Nhành Lúa của Xứ ủy Trung Kỳ. Tại tòa soạn Nhành Lúa, cơ sở bí mật của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ, Nguyễn Vịnh đã gặp các đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu, Bùi San và một số đồng chí khác…

Nhờ hoạt động cộng sản tích cực, tháng 7/1937, Nguyễn Vịnh được kết nạp vào Đảng. Ngay sau đó, đồng chí tham gia thành lập Chi bộ Niêm Phò. Đến cuối năm 1937, với tư cách là đại biểu huyện Quảng Điền, Nguyễn Vịnh được dự Hội nghị mở rộng Tỉnh ủy Thừa Thiên, do đồng chí Trần Công Xứng, Xứ ủy viên Trung Kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy. Theo chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Xứ ủy giới thiệu Nguyễn Vịnh tham gia Tỉnh ủy. Sau hội nghị này, đồng chí được phân công nhiệm vụ tại cơ quan Tỉnh ủy.

Tháng 4/1938, đồng chí Trần Công Xứng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên bị địch bắt. Nguyễn Vịnh được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy. Trên cương vị mới, đồng chí đã tích cực chủ động cộng tác, xây dựng phương án hành động, cùng tham gia chỉ đạo tiếp tục phát hành tờ Nhành Lúa, bàn và lập kế hoạch tổ chức để xuất bản tờ báo Dân – Cơ quan của Xứ ủy Trung Kỳ.

Ngày 12/7/1939, trong một chuyến công tác, Nguyễn Vịnh bị địch bắt. Trong thời gian bị giam cầm, Nguyễn Vịnh đã được các đồng chí cộng sản đàn anh bị giam ở nhà ngục Buôn Ma Thuột, phổ biến Nghị quyết Trung ương VII và VIII của Đảng, đồng thời hướng dẫn Nguyễn Vịnh cách làm báo, tổ chức một tờ báo, viết các thể bài báo chí cách mạng. Tại ngục Buôn Ma Thuột, chi bộ nhà tù đã bí mật cho ra đời tờ Doãn Đê Tuần Báo, sau đổi thành Bôn Sê Vích, Nguyễn Vịnh đã học được một số kinh nghiện tổ chức từ tờ báo tại nhà ngục này.

Tháng 2/1942, từ nhà tù Buôn Ma Thuột, Nguyễn Vịnh vượt ngục trở về Huế. Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy trước đó, đồng chí đã triệu tập hội nghị cán bộ đảng họp tại vùng Bến Tu, huyện Quảng Điền, hội nghị quyết định thành lập lại Đảng bộ tỉnh. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, tháng 8/1942, Đảng bộ tỉnh cho phát hành tờ báo Vì Nước làm cơ quan ngôn luận.

Nguyễn Vịnh trực tiếp viết một số bài giảng về tình hình, nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh in trên Vì Nước làm tài liệu học tập. Trước tình hình địch khủng bố ác liệt, trong điều kiện in ấn và phát hành bí mật nên gặp rất nhiều khó khăn, kinh phí lại thiếu thốn, Vì Nước ra không đúng kỳ, có nhiều tháng bị địch càn nên phải tạm dừng phát hành. Đến cuối năm 1944, báo Vì Nước mới dừng phát hành.

Những ngày đầu Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, theo chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Vịnh – từ đây đổi gọi tên mới do Bác Hồ đặt cho là Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Những trí thức cách mạng, dưới danh nghĩa là cơ quan hướng dẫn quần chúng đến chỗ kiến thiết một “xã hội mới” không có người áp bức, bóc lột người, Xứ ủy Trung Kỳ đã cho xuất bản một tờ báo lấy tên là Xã Hội Mới. Báo Xã Hội Mới đóng tại đường Trần Hưng Đạo do đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ đạo và làm cố vấn. Bộ phận biên tập có các đồng chí Lưu Quý Kỳ, Hải Thanh, Chế Lan Viên, do nhà báo Nguyễn Khoa Bội Lan làm quản lý. Báo ra được 9 số, vì tình hình ở Huế lúc bấy giờ quá phức tạp, quân Tàu Tưởng đã có mặt trên các phố phường Huế. Để bảo toàn đội ngũ nhà báo và những tờ báo do cách mạng thực hiện, cuối năm 1945, Xã Hội Mới tự đình bản, theo chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, báo Xã Hội Mới chuyển thành tạp chí Ánh Sáng, danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác Trung Bộ. Tham gia biên tập là những cây bút nổi danh lúc bấy giờ như Hải Triều, Hải Thanh, Lưu Quý Kỳ, Tố Hữu, Phan Nhân, Lê Chưởng… Nội dung đi sâu nghiên cứu về chủ nghĩa Mác, về lý luận cách mạng, công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng. Số 1, ra ngày 1/1/1946, đến số 17 thì tạm dừng, tòa soạn chuyển ra vùng tự do Nghệ An.

Kể từ sau Cách mạng thành công, đến cuối năm 1946, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, tại Huế đã có hơn 10 tờ báo được xuất bản, tiêu biểu một số tờ như: Quyết Chiến, Quyết Thắng, Chiến Sĩ, Quê Hương, Việt Nam Trẻ, Đại Chúng, Kinh tế tạp chí, Tay Thợ. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh có nhiều bài viết và thơ đăng trên các tờ báo này.

Sau ngày rút khỏi Huế, tháng 3/1947, cơ quan Tỉnh ủy chuyển ra chiến khu Hòa Mỹ. Tại đây, theo chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tỉnh ủy khẩn trương tổ chức lại các cơ quan báo chí, cho xuất bản báo Giết Giặc, kế thừa từ tờ Quyết Thắng, là diễn đàn chủ lực của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên, phát hành suốt cả thời kỳ chống Pháp, từ năm 1947 đến tháng 6/1954. Cùng với Giết Giặc, theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh, Ty Công an Thừa Thiên ra tập san Danh Dự làm cơ quan học tập, do đồng chí Trần Việt Châu, Trưởng ty làm chủ bút. Tập san Danh Dự hoạt động ở chiến khu chừng hai năm mới dừng để chuyển đổi chức năng và nhiệm vụ mới...

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, đồng chí luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời, trực tiếp gặp gỡ, khích lệ, động viên đội ngũ nhà báo. Những năm trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm báo Quân đội Nhân dân, làm Trưởng ban Công tác nông thôn Trung ương, hay lúc vào Nam giữ chức Bí thư Trung ương cục, Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam cùng toàn dân đánh Mỹ… Dù trong hoàn cảnh nào, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn luôn đề cao vai trò của báo chí với nhiệm vụ cách mạng, và chính đồng chí, dù rất bận trăm công ngàn việc lo toàn chuyện đại sự quốc gia nhưng vẫn tích cực nghiên cứu báo chí và tự mình viết nhiều bài cho nhiều tờ báo…

Mỗi lần kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là dịp để nhớ về người con ưu tú của quê hương đầy tài năng thiên bẩm lại được tôi luyện trong chiến tranh cách mạng, với lòng bao dung, độ lượng của một chiến sĩ cộng sản, một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, với lý tưởng cộng sản, một vị Đại tướng luôn lấy phương châm thực tế chiến trường để hoạch định chiến lược đánh giặc. Đại tướng là người có trí tuệ xuất chúng trên nhiều phương diện cả văn lẫn võ, một nhà báo lớn luôn trăn trở với sức nặng của con chữ, đồng thời là nhà quản lý luôn đề cao vai trò của báo chí trong mọi hoàn cảnh để biến báo chí trở thành vũ khí sắc bén, đắc lực của cách mạng trong công cuộc giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước. Tên tuổi và tác phẩm báo chí của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ sống mãi trong lòng Cách mạng và Nhân dân Việt Nam.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜