【tt trực tiếp bóng đá hôm nay】Nguy cơ đổ vỡ nhiều dự án PPP giao thông lớn
“Điệp khúc” hủy thầu Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai do UBND tỉnh Tuyên Quang sắm vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chính thức “gia nhập” danh sách các dự án hạ tầng giao thông thất bại trong việc tìm kiếm nhà đầu tư đang có xu hướng ngày một dài ra. Trong Tờ trình xin điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án được gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần trước, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, phải ký quyết định hủy thầusơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư với lý do không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Được biết, Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 12/2019 với mục tiêu đầu tư khoảng 40,2 km đường theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 3.271,09 tỷ đồng (trong đó, 500 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương; 10,79 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương; 2.760,3 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và vốn vay tín dụng). Tiến độ thực hiện Dự án từ năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2023. Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà đầu tư xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho Dự án. Thời gian dự kiến thu giá dịch vụ để hoàn vốn là 19 năm 2 tháng (từ năm 2023 đến năm 2042). Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án tuân thủ theo đúng quy định hiện hành. Thời gian phát hành hồ sơ mời sơ tuyển là 30 ngày, từ 10h ngày 7/9/2020 đến 10h ngày 7/10/2020. Theo hồ sơ mời sơ tuyển, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự án yêu cầu nhà đầu tư tham gia dự thầu phải đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu là 425,91 tỷ đồng; vốn vay thương mại không thấp hơn 2.334,39 tỷ đồng. Đồng thời, nhà đầu tư phải đáp ứng tiêu chí đã thực hiện dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức PPP mà nhà đầu tư tham gia với vai trò góp vốn đầu tư có tổng mức đầu tư tối thiểu 1.600 tỷ đồng, phần giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu 425,91 tỷ đồng, dự án đang vận hành hoặc đã kết thúc trong vòng 10 năm gần đây, kể từ năm 2011 đến thời điểm đóng thầu. Trái với kỳ vọng của UBND tỉnh Tuyên Quang, đến hết thời điểm đóng thầu, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Căn cứ quy định của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, ngày 8/10/2020, UBND tỉnh Tuyên Quang đã buộc phải hủy thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án. “Nguyên nhân hủy thầu do trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện Dự án cũng như khả năng các ngân hàng cho vay vốn để thực hiện dự án BOT là rất khó khăn, các nhà đầu tư không tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng. Vì vậy, Dự án không hấp dẫn nhà đầu tư, đấu thầu sơ tuyển nhà đầu tư không thành công”, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 năm qua, Dự án được tỉnh Tuyên Quang đặt rất nhiều kỳ vọng này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư. Trước đó, Dự án từng được Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường (Ninh Bình) đề xuất đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT, nhưng sau đó đã xin thôi thực hiện tiếp công tác chuẩn bị dự án. Để cứu Dự án, UBND tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP, loại hợp đồng BOTsang đầu tư công và bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương. Nếu đề xuất của tỉnh Tuyên Quang được thông qua, ngân sách trung ương sẽ phải gánh toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp của Dự án, ước lên tới gần 3.000 tỷ đồng, thay vì chỉ khoảng 500 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu. Tăng gánh nặng cho ngân sách Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai là công trình PPPgiao thông thứ hai thất bại trong việc tuyển chọn nhà đầu tư trong vòng hơn 1 tháng qua. Trước đó, vào đầu tháng 10/2020, Bộ Giao thông vận tải cũng đã phải hủy thầu Dự án thành phần Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu theohình thức PPPdo không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Mặc dù bên mời thầu đã gia hạn thời điểm đóng thầu từ ngày 2/10/2020 đến ngày 12/10/2020 và liên tục gửi thông báo đến các nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển, nhưng đến hết thời điểm gia hạn đóng thầu, vẫn không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Căn cứ quy định của Luật Đấu thầu và khoản 4, Điều 80, Nghị định số 25, ngày 28/2/2020 của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quyết định hủy thầu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư. Theo khoản 4, Điều 3, Nghị quyết số 52 của Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong trường hợp việc đấu thầu các dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư. Theo Bộ Giao thông vận tải, việc Dự án thành phần Cao tốc Bắc - Namđoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thất bại trong việc tìm nhà đầu tư có thể do đây là dự án có tỷ lệ huy động vốn tín dụng lớn; trong khi hiện nay, các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn về cung cấp tín dụng cho các dự án PPP. Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để trao đổi về các cơ chế triển khai Dự án. Các ngân hàng đều bày tỏ nhận thức được trách nhiệm trong việc ưu tiên xem xét, cung cấp tín dụng cho dự án quan trọng quốc gia, nhưng theo quy định pháp luật về tín dụng, đối với việc cho vay thực hiện theo cơ chế thương mại hiện hành, các ngân hàng tự xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, việc có khá nhiều dự án PPP quy mô lớn đang được triển khai cũng làm loãng sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư trúng sơ tuyển ở Dự án thành phần Cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu cũng đồng thời trúng sơ tuyển ở một số dự án khác; căn cứ mức độ hấp dẫn, năng lực vốn chủ sở hữu và khả năng huy động vốn tín dụng, nhà đầu tư có quyền quyết định lựa chọn dự án để nộp hồ sơ dự thầu. Cần phải nói thêm rằng, mặc dù không xin chuyển đổi sang đầu tư công, nhưng trong thời gian vừa qua, một loạt dự án PPP đường cao tốc khác cũng phải điều chỉnh phương án tài chính từ BOT thuần túy sang BOT có sự hỗ trợ tài chính rất lớn từ ngân sách trung ương. Tại Dự án PPP Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, để đảm bảo tính khả thi tài chính, phần vốn nhà nước tham gia tại Dự án lên tới 6.770 tỷ đồng. Trong khi đó, sau gần 2 năm ngừng trệ do không thu xếp được nguồn vốn, cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lạng Sơn đang dồn hy vọng vào việc điều chỉnh phương án đầu tư Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án BOT Xây dựng đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn xin Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án từ BOT không có vốn nhà nước sang hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, có sự tham gia của vốn nhà nước. Tại dự án này, phần vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác) chỉ chiếm khoảng 47% tổng mức đầu tư (3.609 tỷ đồng); UBND tỉnh Lạng Sơn góp 1.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và khoảng 3.000 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự án trọng điểm, cấp bách của quốc gia. Bày tỏ quan điểm về việc các dự án PPP liên tục phải điều chỉnh phương án đầu tư, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ (VARSI) cho rằng, điều này một mặt sẽ làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mặt khác sẽ làm hẹp thị trường PPP hạ tầng. “Đây là điều rất cần được các cơ quan nhà nước lưu tâm khi xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư theo hình thức PPP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021”, ông Chủng kiến nghị. Nguyên tắc bình đẳngNguy cơ đổ vỡ nhiều dự án PPP giao thông lớn
Hàng loạt dự án giao thông lớn triển khai theo hình thức PPP thất bại trong việc tìm nhà đầu tư, buộc phải chuyển sang đầu tư công hoặc xin hỗ trợ từ ngân sách.
Ngoài lý do khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng, theo ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI, việc các nhà đầu tư BOT chưa thực sự an tâm với nhiều điều khoản thiếu bình đẳng được thiết kế trong hồ sơ mời thầu cũng là lý do khiến trong suốt 3 năm qua, có rất ít dự án PPP được triển khai thành công.
Ông Chủng chỉ ra rằng, về nguyên tắc, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm tại các hợp đồng triển khai Dự án PPP. Nhưng trên thực tế, trong khi nhà đầu tư bị yêu cầu phải thực hiện nhiều cam kết, nếu không sẽ bị xử lý, mà nặng nhất là hủy hợp đồng, phạt tiền và thu hồi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thì cơ quan quản lý nhà nước dù có nhiều quyết định làm ảnh hưởng tới dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, song gần như chưa có chế tài xử lý phù hợp.
相关推荐
-
Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
-
“Hành trình” tới cuộc gặp Thượng đỉnh của Mỹ và Triều Tiên
-
Mặc bikini tạo dáng cùng voi bị cưa ngà, nữ du khách khiến cộng đồng phẫn nộ
-
Con đường giữa cánh đồng vàng ruộm ở Vũng Tàu, đẹp như phim hoạt hình Nhật Bản
-
Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
-
NOX Beach Club
- 最近发表
-
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Sông mười ba tuổi
- Căng thẳng sau cáo buộc nhân viên hải quan Pháp xâm nhập trái phép lãnh thổ Italia
- 'Dị nhân' 30 lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Những hoạt động mới gây bất ngờ, sẽ hút du khách tại Lễ hội sen Đồng Tháp
- Bánh mì miến siêu hot ở Hải Dương, khách xếp hàng nửa tiếng thấy xứng đáng
- Thử thách lòng tin
- Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- Hành trình chông gai dẫn đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- 随机阅读
-
- Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- Truyền thông Singapore tiết lộ 9 điểm đến đẹp nhất Việt Nam
- Bát phở 'nạm gầu gân' giá 150.000 đồng khiến dân Mỹ 'đổ đứ đừ'
- Ngôi làng 'vàng bạc châu báu' nhiều nhất Trung Quốc một thời
- Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- Nhóm du khách bị treo ngược trên không trung khi đi cầu treo mạo hiểm
- Sông Ayun
- Chuyện của những dòng sông: Làng tôi ở cuối sông Lam
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
- Sao Hàn húp cạn bát phở sốt vang ở quán quen của HLV Park Hang Seo tại Hà Nội
- Chiến tranh thương mại Mỹ
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Chủ quán ngan Nhàn nổi tiếng Hà Nội bị tố chửi khách thậm tệ, đòi đốt vía
- Dấu chấm hết của một “nước Anh toàn cầu”
- Sông cuộn mình len trong lòng phố
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Hơn 100 du khách, người dân chết trong 3 ngày lễ hội té nước ở Thái Lan
- Jeju điêu đứng vì miếng thịt ba rọi
- Yêu cầu Phú Quốc làm rõ thông tin vụ 292 du khách Đài Loan bị bỏ rơi
- 搜索
-
- 友情链接
-
- BV Da liễu TP.HCM đồng hành nâng chất lượng cuộc sống bệnh nhân vảy nến
- Cách khử chất độc xyanua trong một số thực phẩm quen thuộc
- Hoa sữa gây tranh cãi về mùi hương nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe
- Tập đoàn TH hoàn thành thỏa thuận mua 3 trang trại gia súc ở Australia
- Cấp bách tìm giải pháp giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu Lạng Sơn
- Hình ảnh phổi bị thuốc lá điện tử tàn phá nghiêm trọng
- Giá gạo Thái cao nhất 6 năm, gạo Việt cao nhất gần 16 tháng
- Mất khả năng làm mẹ khi phát hiện ung thư cổ tử cung ở tuổi 25
- Những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn Salmonella
- Mắc bệnh tiểu đường lúc gần 60 tuổi, cụ ông sống thọ thêm 40 năm