【bang xep hạng serie a】Hơn 78 triệu trẻ bị tước đoạt quyền được bú mẹ ngay sau khi sinh
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đều đưa ra thông điệp khuyến khích các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời,ơntriệutrẻbịtướcđoạtquyềnđượcbúmẹbang xep hạng serie a bởi sữa mẹ được ví như vắc xin đầu tiên cho trẻ sơ sinh, với nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật như hen, leukemia, nhiễm trùng tai, đột tử, tiểu đường tuýp 2, tiêu chảy, nhiễm trùng hệ tuần hoàn, béo phì...
Thống kê của WHO chỉ rõ mỗi năm sẽ có hơn 820.000 trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sẽ được cứu sống nếu các em được tiếp cận dinh dưỡng của dòng sữa mẹ ngọt ngào từ lúc sinh ra đến 24 tháng, thậm chí chỉ số thông minh (IQ) của những đứa trẻ này còn được nâng cao, giúp các em có đủ năng lực và trí tuệ, đạt thành tích cao trong học tập, qua đó có được công việc và cuộc sống tốt đẹp hơn, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
Việc trẻ nhỏ được tiếp cận với nguồn sữa mẹ trong khoảng từ 6 tháng trở lên và người mẹ “chịu khó” thực hiện thiên chức này đồng nghĩa với việc khoảng 302 tỉ USD, tương đương 0,49% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, không bị lãng phí mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu hàng đầu ở Đông Nam Á ước tính nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp tiết kiệm hơn 23 triệu USD/năm, khoản tiền vốn được dùng chi trả cho việc điều trị các bệnh nhi, đồng thời tránh thất thoát khoảng 70 triệu USD. Nói cách khác, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một cách đầu tư cho tương lai hiệu quả nhất bởi nó góp phần nâng cao sức khỏe của thế hệ trẻ ngay từ lúc lọt lòng.
Ngay các bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS cũng được khuyến khích duy trì sữa mẹ cho con song song với việc uống thuốc ART, qua đó giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi rút HIV trong cơ thể trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc duy trì dinh dưỡng “vàng” này cho trẻ trong 6 tháng là yếu tố cốt lõi để trẻ có sự phát triển toàn diện sau này, tránh bị suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, theo báo cáo của UNICEF, hiện trên thế giới cứ 5 trẻ sơ sinh thì có tới 3 bé không được bú mẹ trong 1 giờ đầu tiên sau sinh, tức là khoảng 78 triệu trẻ đang bị "tước bỏ" quyền lợi này. Tại châu Phi, nơi tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong cao nhất thế giới, thì tỉ lệ trẻ được tiếp cận sớm với nguồn dinh dưỡng quý giá này chỉ tăng 10% kể từ năm 2000.
Ngay tại Đông Nam Á, dù tỉ lệ trẻ sơ sinh được bú mẹ sớm đã tăng 3 lần trong 15 năm qua, song hiện vẫn còn 21 triệu trẻ sơ sinh phải chờ đợi quá lâu để được bú mẹ lần đầu. Kết quả đánh giá tại 194 quốc gia cũng cho thấy, không một quốc gia nào đáp ứng đủ mức khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ khi chỉ có 40% trẻ dưới 6 tháng trên thế giới được bú mẹ hoàn toàn, trong khi chỉ có 23 quốc gia ghi nhận tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn là 60%.
Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Vụ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau sinh giảm nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm ở Việt Nam giảm từ 44% năm 2006 xuống còn 27% trong năm 2013.
Nhận thấy tỷ lệ cho bú sớm có xu hướng giảm, từ năm 2014, Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành các nỗ lực nhằm cải thiện tình hình, bao gồm việc ban hành và thực hiện Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ và và tiêu chí chất lượng bệnh viện về việc thực hành cho trẻ bú mẹ sớm ngay sau khi sinh, với sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO và UNICEF.
Quy định này nhấn mạnh việc tiếp xúc trực tiếp da kề da ngay sau khi sinh và hỗ trợ việc cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ sau sinh. Các nhân viên y tế ở tất cả các tỉnh thành đã được tập huấn và các hoạt động giám sát được tiến hành nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quy định này. Kết quả bước đầu đã cho thấy có sự cải thiện đáng kể, thể hiện ở việc đảo ngược xu hướng cho trẻ bú sớm.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/784a798962.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。