【du đoán bóng đá hôm nay】Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

11 tháng đầu năm,ầuthôlàmặthàngxuấtkhẩucómứcgiảmlớnnhấdu đoán bóng đá hôm nay xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thu về 1,7 tỷ USD Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nửa cuối tháng 8, Việt Nam ghi nhận thêm mặt hàng giày dép xuất khẩu mang về trị giá tỷ USD với 1,08 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 3,73 tỷ USD, tăng tới 28,6% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với 2,68 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất trong nửa cuối tháng 8/2024. Ảnh: Trang Nhi

Việt Nam còn xuất khẩu điện thoại và linh kiện với 2,47 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ và là mặt hàng duy nhất trong nhóm tỷ USD có đà giảm về kim ngạch trong kỳ. Hàng dệt may xuất khẩu cũng mang về 2,19 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 45 mặt hàng xuất khẩu chính nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam có 13 mặt hàng giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước và 32 mặt hàng tăng về giá trị. Dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ năm trước, đạt 28 triệu USD; than cũng giảm sâu 66,8%, còn 5 triệu USD.

Ngược lại, rau quả xuất khẩu tăng tới 72% so với cùng kỳ năm trước, là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất, lên 492 triệu USD.

Trong nhóm nông, thủy sản, Việt Nam còn ghi nhận mặt hàng cà phê xuất khẩu tăng tới 42,3% so với cùng kỳ, đạt 201 triệu USD. Tiếp đến là chè tăng 39,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,2 triệu USD; hạt tiêu tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 57,2 triệu USD; xuất khẩu hạt điều tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 218 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 540 triệu USD.

Trái với đà tăng trưởng trên, kim ngạch xuất khẩu gạo lại giảm 6% so với cùng kỳ, còn đạt 263 triệu USD; xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, còn 44 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, thủy sản đạt 1,83 tỷ USD, tăng 21,1% so với mức 1,51 tỷ USD cùng kỳ năm trước và chiếm 8,8% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 8 của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ các nước, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hai mặt hàng có kim ngạch tỷ USD lần lượt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 4,87 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 2,27 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch hai mặt hàng trên đạt 7,14 tỷ USD, chiếm 41,5% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 - 31/8).

Trong nhóm nguyên, nhiên liệu, Việt Nam chi 256 triệu USD để nhập khẩu dầu thô, tăng tới 80% so với cùng kỳ; ngược lại xăng dầu nhập khẩu giảm 52%, còn 215 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu vải với 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ; nguyên phụ liệu dệt may, da giày với 323 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; xơ sợi dệt đạt 144 triệu USD, tăng 52%so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn chi 539 triệu USD để nhâp khẩu chất dẻo nguyên liệu, tăng 14,7% so với cùng kỳ; nhập sản phẩm từ chất dẻo với 394 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 731 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngô là mặt hàng có mức kim ngạch cao nhất với 233 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là hạt điều với 141 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước; rau quả với 118 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản với 116 triệu USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu lúa mì ghi nhận giảm sâu 43,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 52 triệu USD; đậu tương giảm tới 66,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 17,2 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa lại tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 52 triệu USD.

Trong 53 mặt hàng nhập khẩu chính nửa cuối tháng 8/2024, 12 mặt hàng ghi nhận giảm về giá trị so với cùng kỳ năm trước và 41 mặt hàng tăng về giá trị. Khí đốt hóa lỏng là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất với 255% so với cùng kỳ năm trước...

World Cup
上一篇:Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
下一篇:85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025