【bóng đá lịch thi đấu c1】Tản mạn về tết Trung thu
Đêm rằm tháng tám,ảnmạnvềtếbóng đá lịch thi đấu c1 khi ánh trăng thu tràn ngập làng quê, tiếng trống ếch thùng thình vang lên là đám con nít thấy con tim như nhảy ra khỏi lồng ngực, í ới gọi nhau ra sân đình để đón trung thu. Cỗ trung thu của đám trẻ làng tôi ngày ấy chỉ là vài trái bưởi còn xanh, những tấm mía đầu mùa được tiện khúc cho dễ cắn; những trái ổi, trái nhót, trái thị, thậm chí có cả bánh đa, kẹo bột... do các anh chị thanh niên đi quyên góp hoặc chung tiền mua về bày mâm cỗ trung thu. Chỉ có thế mà đám con nít thèm thuồng nuốt nước miếng từ khi bày cỗ cho đến lúc phá cỗ. Mâm cỗ thì nhỏ mà bọn trẻ lại đông, thành thử thể nào cũng có vài đứa không có phần, tủi thân đứng khóc thút thít. Chiếc đèn lồng ngày ấy cũng thật đơn giản, chỉ độ mười nan tre đan chéo vào nhau rồi đem giấy dán kín, thòng sợi dây gai buộc vào nan tre dài nhất, phết phẩm màu lên, thế là đã có không khí trung thu rồi.
Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Bây giờ, tết Trung thu không còn là tết riêng của trẻ con nữa mà là của tất cả mọi người và đã có quá nhiều thay đổi. Hình ảnh người cha vót nan tre làm lồng đèn, mẹ bày biện mâm cỗ, trẻ con háo hức nghe bà kể chuyện chú Cuội, chị Hằng vốn quen thuộc với trẻ em xưa thì nay trở thành xa lạ. Bây giờ không thể tìm đâu ra những chiếc đèn cù, đèn ông sao giản dị mà người cha tự làm cho con, bởi chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là đã có thể mua được chiếc lồng đèn đa dạng màu sắc, đủ kiểu, có các chức năng phát sáng, phát nhạc... bày ngập trong các cửa hàng. Từ thành thị đến nông thôn, mỗi dịp tết Trung thu là ngập tràn đủ loại đồ chơi hiện đại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Những con thú được bơm hơi căng phồng, đèn lồng gắn pin phát nhạc và nhiều màu sắc, kiểu dáng. Dù lâu lâu lại có bài báo nói về sự độc hại của những món đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng rồi vì hàng Trung Quốc quá sẵn và rẻ, hàng Việt Nam vừa hiếm vừa đắt nên trẻ em vẫn vô tư với những thứ đồ chơi được cho là độc hại. Cuộc sống tất bật nên ông bà, cha mẹ không còn thời gian kể cho con, cháu nghe những câu chuyện về nguồn gốc và phong tục trung thu xưa nữa.
Không còn là của trẻ em, tết Trung thu giờ trở thành dịp lễ để người lớn đi biếu quà cấp trên hay đối tác. Và bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong túi quà dịp này. Nắm bắt nhu cầu ấy, các nhà sản xuất đã cho ra lò những loại bánh siêu đắt, được làm từ những siêu thực phẩm như tổ yến, vi cá mập... Có cả những loại bánh thượng hạng giá vài triệu đồng/cái, khiến người ta ăn bánh mà không nỡ nuốt, bởi nhân bánh được làm bằng... vàng. Không cứ gì thành phố, bây giờ vùng nông thôn cũng san sát nhà cao tầng và đèn điện sáng choang. Vì thế, trẻ em phải đón trung thu giữa phố xá đông nghẹt người, ồn ào và náo nhiệt để rồi từng ngày, chúng dần quên đi những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội trong đêm trung thu.
Một mùa trung thu, mùa đoàn viên nữa lại về. Ở vùng đô thị, không thấy cảnh trẻ con háo hức chờ đón tết Trung thu, bởi bánh kẹo, trong đó có cả bánh nướng, bánh dẻo ê hề quanh năm. Chỉ thấy những đoàn kiểm tra liên ngành rầm rập ra quân để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Thi thoảng lại thấy báo chí đưa tin nơi này phát hiện vài tấn bánh trung thu bẩn đang mang đi tiêu thụ; nơi kia phát hiện bánh trung thu từ vài năm trước được gia công lại và đang đưa về vùng sâu. Bởi thế, cũng không lạ khi có những người mẹ cẩn thận dặn dò con trước khi chúng ra nhà văn hóa thôn đón trung thu rằng: đừng ăn bánh trung thu, con nhớ nhé!
Thảo Linh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/785a798751.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。